HỒI KÝ LÝ QUANG DIỆU - CÂU CHUYỆN SINGAPORE - Trang 472

hai chính phủ và hòa nhập hai nền kinh tế, vị trí kinh tế của
chúng ta sẽ từ từ tàn lụi. Cuộc sống của các bạn sẽ tồi tệ đi.
Thay vì sẽ có một sự phát triển kinh tế chung cho cả Malaya
thì sẽ có hai hướng phát triển. Liên bang, thay vì hợp tác với
Singapore, lại cạnh tranh với Singapore để giành lấy sự bành
trướng và tư bản công nghiệp. Trong cuộc cạnh tranh này, cả
hai đều bị thiệt.”
Trong buổi phát thanh cuối cùng, tôi nhấn mạnh lại vấn đề:

“Nếu không có hạn hán ở Johor khiến Singapore thiếu nước
dùng trong ba tháng qua, hẳn phe cộng sản đã thay đổi đường
lối của họ… nhắm tới nền độc lập cho riêng Singapore. Nhưng
thiên nhiên nhắc cho họ nhớ ra sự vô cùng ngớ ngẩn của một
chủ trương như thế.” Năm đó là một thời kỳ rất khô hạn, chỉ có
rất ít mưa và trời khô hạn luôn từ tháng 6. Cuối tháng 8, áp lực
nước giảm đột ngột khiến nhiều nhà máy phải tạm thời đóng
cửa và các khách sạn lớn chịu ảnh hưởng nặng nề. Ba hồ trữ
nước chính của chúng tôi hầu như khô cạn –một trong những
hồ đó ở Seletar đã có cỏ mọc kín đáy hồ. Nước được phân theo
chế độ trong sáu tiếng mỗi ngày. Chẳng cần phải nhắc cho dân
chúng nhớ rằng Singapore đã phải đầu hàng vào năm 1942 vì
Nhật đã chiếm những hồ dự trữ ở Johor. Chế độ nước phân phối
năm 1961 kéo dài đến tận tháng 1 năm sau. Các biến cố đã phối
hợp với nhau để góp phần thuyết phục dân chúng rằng hợp
nhất là một giải pháp hữu lý cho các vấn đề của Singapore.

Hồi đó vẫn chưa có truyền hình, nên những buổi phát thanh

đã đến được với đông đảo thính giả. Kết thúc loạt bài nói chuyện
này, tôi đã khiến hầu hết mọi người tin rằng tôi đã nói sự thật về
chuyện quá khứ – chuyện đấu tranh nội bộ, những phản bội,
ông Đặc mệnh – và tôi đã rất thực tế về tương lai. Tôi đã bảo vệ
quyền lợi của họ. Tôi đã kể một câu chuyện trong đó có phần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.