Ví dụ, trong một số nền văn hóa, bạn là ai được hiểu qua lăng kính
chúng ta là ai. Ở Nam Phi, cách ngôn của người Châu Phi “Tôi là thế vì
chúng ta là thế” dẫn dắt con người. Nếu bạn muốn biết một người, bạn phải
biết cả cộng đồng, vì chính cộng đồng tạo con người chúng ta. Vì vậy nếu
bạn muốn gặp gỡ một ai đó theo đúng cách, bạn nên học biết về cộng đồng
đã nuôi lớn con người đó. Nếu bạn muốn thăm viếng ai, Nelson Mandela
chẳng hạn, tốt nhất là đọc về Transkei, vùng đất ông được sinh ra, và Qunu,
ngôi làng nơi ông được nuôi dạy.
Đó là nghịch lý của cá tính, không chỉ ở Nam Phi mà tới một mức độ nào
đó, ở khắp nơi. Chúng ta là ai phụ thuộc rất nhiều vào mối tương quan với
người khác, với một loạt những giá trị và mong đợi mà chúng ta gọi là “văn
hóa”. Như triết gia xã hội Charles Handy đã nói: “Cá tính có tính xã hội
một cách thiết thực… Chúng ta tìm thấy chính mình qua những gì chúng ta
làm và qua một cuộc chiến đấu lâu dài của việc sống với và sống vì những
người khác.”
Một tầm nhìn hạn hẹp của điều định nghĩa nên con người bạn – những
nhãn mác của quá khứ: “Tôi là con trai của ông này bà kia,” “Tôi đến từ
một nơi gọi là…,” “Tôi là một ________ tại IBM” – không hề chứa đựng
sự rộng lớn của cuộc đời bạn hoặc những khả năng và tiềm năng của bạn.
Nó có thể cản trở bạn kết nối với mục đích cao hơn của mình.
Cái bẫy này thì hoàn toàn thông thường. Tôi không bao giờ quên lời bình
luận ớn lạnh từ một sinh viên năm cuối đại học đang nộp đơn vào trường
kinh doanh: “Tiến sĩ Albion, em đã chơi bóng đá cả đời. Bây giờ mùa giải
đã kết thúc, và em sẽ không chơi trong giải nhà nghề,” cô ấy lắp bắp khi
mắt đẫm lệ. “Em không biết em là ai.”
Người theo đạo Sufi nói: “Sự khôn ngoan nói với tôi rằng tôi chẳng là gì
cả; tình yêu nói với tôi rằng tôi là tất cả. Giữa hai điều ấy, cuộc đời tôi trôi
đi.” Những trường kinh doanh cung cấp cho bạn một nền văn hóa, một cách
nhìn nhận bạn là ai và làm thế nào để trở thành một người thành công.
Công việc của bạn là tìm kiếm bên ngoài bốn bức tường đó và bên trong