thôn, nhưng không biết họ phải khổ sở biết bao nhiêu để có một căn
nhà, một cái hộ khẩu, một công việc ở thành phố. Em nghĩ, họ phải
từ bỏ bao nhiêu cơ hội hưởng thụ cuộc sống, mới có thể để dành cho
thế hệ sau khả năng được hưởng thụ cuộc sống.”
Quản Đồng cũng thở dài: “Đợt trước, anh có xem một bài viết,
nói về chuyện t con đường của những đứa trẻ xuất thân từ nông
thôn lại càng ngày càng hạn hẹp. Bài viết đã đưa ra một loạt các vấn
đề bao gồm cả công bằng giáo dục và ý kiến của các chuyên gia nói
rằng: “Phân hóa tầng lớp không đáng sợ, mà đáng sợ là sự cố định
của tầng lớp; và chỉ có cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi người
đều có cơ hội và hi vọng dịch chuyển lên trên, thì toàn xã hội mới có
thể tràn trề sức sống, tràn trề hi vọng”. Lúc đó anh mới phát hiện ra:
bao nhiêu năm nay, nếu nói anh có chút lòng lo cho dân lo cho
nước, có lẽ đều là vì mình có may mắn thoát khỏi cái nguy cơ tầng
lớp bị cố định không thay đổi được, thế nên mới có đủ sức mạnh
quay đầu nhìn những người không muốn thoát ra, hay không thể
thoát ra đó, mà càng nhìn càng buồn…”
Cứ như thế, buổi sớm hôm đó, lần đâu tiên Cố Tiểu Ảnh được
nghe Quản Đồng kể về thời thiếu niên của mình.
Đó là một thiếu niên sinh ra ở vùng núi, ngày nào cũng thức
khuya dậy sớm học hành, vì xa nhà, nên từ cấp hai anh đã ở lại
trường. Đang ở tuổi ăn tuổi lớn, nhưng anh chỉ được ăn thịt một
tuần một lần. Dù không đến nỗi thấp, nhưng hồi đó trông anh lúc
nào cũng xanh xao vàng vọt, ngày nào cũng cảm thấy ăn không đủ
no. Hồi đó, cứ đến kì nghỉ hè nghỉ đông là anh đi làm thuê để gom
góp tiền mua đồ dùng học tập. Anh vốn không phải là người quá