Ông cũng cảm thấy bằng cách tạo sự thân thiện với các ban giám đốc,
ông có thể tác động họ hành động phần nào theo ý ông.
Ngược lại với Warren, Graham không thăm viếng một ban giám đốc nào
và không mấy khi tìm cách gây ảnh hưởng đối với họ. Ông gọi đó là “tự
lực cánh sinh” và cho rằng chuyện thăm viếng là “lừa dối” để được
‘mách nước’, dù rằng pháp luật không cấm. Ông cho rằng nhà đầu tư là
người ngoài cuộc, là người đối kháng với các ban giám đốc công ty chứ
không phải là người kề vai sát cánh với họ. Graham muốn chơi công
bằng với cả từng cầu thủ nhỏ bé nhất trên sân và chỉ sử dụng thông tin
nào có sẵn với tất cả mọi người.
hơn chính anh ta thì họ sẽ có khả
năng lợi dụng thông tin bổ sung này.” Và quả đúng như thế, đến năm
2000 vấn đề này đã được định thành luật./Trong khi một cuộc thảo luận
thấu đáo về vấn đề giao dịch tay trong nằm ngoài phạm vi của cuốn sách
này, thì ta cũng nên biết rằng lý thuyết về giao dịch tay trong đã được
ban hành qua Điều 10b-5 của SEC vào năm 1942, nhưng “truyền thống
của phố Wall về việc lợi dụng chuyện đầu tư đại chúng đã phòng thủ quá
kiên cường,” như John Brooks đã viết trong The Go-Go Years, thế nên
quy định đó vẫn không được áp dụng cho đến năm 1959, và nó cũng
không có tác dụng gì cho đến những năm 1980 khi một ai đó đã chất vấn
nghiêm túc về trách nhiệm của những người không thuộc nội bộ đối với
luật giao dịch tay trong. Thậm chí, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng đã
xác định rằng, trong Dirks v. SEC, 463 U.S. 646 (1983), các nhà phân
tích có thể thông báo cho khách hàng của mình một cách hợp pháp về
dạng thông tin này, và Tối cao Pháp viện cũng lưu ý trong Chiarella v
United States, 445 U,S. 222 (1980), rằng “sự bất bình đẳng về thông tin
trong thị trường chứng khoán là không thể tránh được” trong một phạm
vi nào đó. Điều này được hiểu là có một lợi ích nào đó đối với thị trường
khi những thông tin nội bộ bị rò rỉ. Thật ra, còn có cách nào khác hơn để
những thông tin đó tiết lộ ra ngoài khi trên thực tế thông lệ về hoạt động
quan hệ công chúng trong kinh doanh và những cuộc điện thoại hội nghị
vẫn còn chưa phát triển./Tuy nhiên, qua các vụ kiện trong những năm
1980, Tối cao Pháp viện đã định nghĩa một lý thuyết mới về “sự biển
thủ” trong giao dịch tay trong, trong đó những thông tin nội bộ bị trục lợi