ông thêm vào một việc mới thì một việc nào đó sẽ được gạch khỏi danh
sáh những việc cần làm của ông, ngoại trừ tiền bạc và bạn bè.
Nhờ cả hai điều đó mà vào năm 1963 một nhóm các nhà đầu tư đã nhận
ra rằng gã Buffett ở Omaha này biết rõ mình đang làm gì. Thậm chí
những người chưa từng nghe về Buffett trước đó cũng bắt đầu tìm kiếm
ông. Chẳng bao lâu ông không còn phải ra sức hấp dẫn họ mà chỉ đơn
giản đặt ra các điều kiện để họ tự mang tiền đến nhờ ông đầu tư cho họ.
Những người ngoài Omaha biết về ông nhiều hơn cả những người hàng
xóm của ông. Một cô bạn của Tiểu Sooz đang đi cùng bố mẹ đến dự Hội
chợ New York 1964 và trong khi họ dừng xe đổ xăng thì gặp cô giáo của
mẹ cũng đang đổ xăng và biết rằng cô ấy đi từ Elmira, New York đến
Omaha và mang theo 10.000 đô la để đầu tư với Warren Buffett. “Cô biết
ông ấy à? Thế em có nên đầu tư chỗ ông ấy không? Ông ấy là hàng xóm
của gia đình em đấy!” Người mẹ hỏi. Bà giáo già trả lời: “Vâng, nên
chứ!” Họ quay vào xe và tiếp tục thẳng tiến đến New York mà không
nghĩ gì về cuộc gặp gỡ bất ngờ nữa. Với năm đứa con và một ngôi nhà
mới, họ không cần đầu tư gì nữa cho chính họ.
Một nhà đầu tư tiềm năng nữa là Laurence Tisch, một trong hai anh em
đã xây tòa nhà khách sạn chọc trời New York Impire, gởi cho Charlie
Munger một tấm chi phiếu 30.000 đô la. Warren gọi cho Tisch và nói
rằng ông rất vui khi mời Tisch tham gia vào công ty của ông, nhưng lần
tới “hãy gởi chi phiếu đến thẳng cho tôi.”
Có lẽ Munger đã sử dụng số tiền ấy để đầu tư. Bất kể Tisch nghĩ gì, vào
năm 1963 ông và Buffett chưa phải là đối tác của nhau. Munger vừa
thành lập một công ty riêng sau khi huy động đủ số vốn khoảng 300.000
đô la và đầu tư vào bất động sản. Nhưng đây chỉ là số tiền nhỏ nếu xét
theo tiêu chuẩn của Warren Buffett. Đó chỉ là một phần rất nhỏ so với gia
tài của Warren và Susie.
“Charlie sớm có đông con. Điều đó gây khá nhiều trở ngại cho ông
trong quá trình đi tìm sự độc lập về mặt tài chính. Khởi đầu mà không
mang một gánh nặng nào là một lợi thế lớn. Ý tôi muốn nói là, khi tôi trở