với nhau về cách nuôi dạy con trong một gia đình giàu có để chúng tự
lập mà không ỷ lại vào tài sản của cha mẹ.
Cái mà bọn trẻ thiếu là sự quan tâm. Cha chúng hầu như chỉ tập trung
vào công việc. Mẹ chúng như một người làm vườn phải chăm sóc quá
nhiều cây cà chua, liên tục chạy tới chạy lui đến với những bất cứ ai có
nhu cầu được tưới mát bất kể giờ giấc. Bọn trẻ phản ứng với cách nuôi
dưỡng này bằng nhiều cách khác nhau. Cô con gái lớn Susie Jr. ngày
càng ít đòi hỏi hơn với mẹ mình, nhưng càng thể hiện quyền lực với hai
cậu em trai. Cô bé cũng là một “người gác đường” trên con phố đông
đúc bên ngoài ngôi nhà của họ và dành khá nhiều thời gian cho bạn bè
của mình.
Howie “Cơn lốc” đào bới suốt ngày khắp khu vườn sau nhà, té cầu
thang, đu nghịch màn cửa và phá đồ đạc. Mỗi ngày đối với cậu đều là
một ngày Cá Tháng Tư. Cậu đổ cả xô nước từ trên mái nhà xuống đầu
Phyllis, người giữ trẻ. Ai cũng biết rằng uống một ly nước mà cậu trao
cho là không an toàn. Nhưng Howie cũng rất dễ bị tổn thương, cậu nhạy
cảm như mẹ và lúc nào cũng muốn được sự quan tâm cao nhất của bà,
trong khi bà không thể đáp ứng nổi. Khi Susie đuối sức, đôi khi bà nhốt
Howie vào phòng riêng của cậu.
Peter trầm lặng cảm thấy mãn nguyện khi ở vị trí kín đáo trong khi hai
anh chị của cậu đang tranh cãi ầm ĩ và Susie kẻ cả đang cố kìm chế cơn
lốc xoáy Howie.
Với bản chất yên lặng, Peter thường trốn vào chính
mình khi bầu không khí xung quanh cậu “nóng lên”. Cậu đánh bài
“Yankee Doodle” trên chiếc đàn piano bằng các phím nhỏ mỗi khi cậu
không vui mà không bao giờ diễn tả cảm giác của mình bằng lời nói.
Warren bằng lòng với những hoạt động ngày càng rộng mở của vợ và tự
hào về sự độ lượng cũng như vai trò lãnh đạo của bà ở Omaha. Ông cảm
kích sự quan tâm chăm sóc của bà dành cho các con, nhờ đó mà ông có
thể tập trung vào công việc của mình. Cũng như bà, ông luôn cố thêm
một việc gì đó vào danh mục những việc cần làm của ông, nhưng ông lại
không giống bà ở chỗ ông không bao giờ trải rộng quá sức mình. Khi