một số hoạt động nhân quyền và cộng đồng và ông nghe theo, nhưng
không tham gia sâu vào các ủy ban. Những năm 1960, nói chung Warren
cũng đi theo những kẻ khờ khạo về mặt chính trị nhưng không chỉ trích
họ. “Tôi tham gia vào khoảng nửa tá hoạt động loại này. Điều đó cũng
tự nhiên thôi; nếu người ta dồn hết tâm trí và cuộc đời họ vào một điều
duy nhất, họ sẽ bị ám ảnh mất một lúc. Susie có thể nhìn thấy điều đó
diễn ra ở tôi - tôi ngồi giữa những người này và Susie có thể nhìn thấy
vẻ mặt thật của tôi sau khi họ đi khỏi.”
Các cuộc họp ủy ban này nọ cũng làm ông “nhức cả đầu”, nói theo
Munger. Vì thế, cách đối phó của ông là cứ để họ ngồi vào các ghế chủ
tọa và ông chỉ đưa ra ý kiến của mình. Thực tình, thái độ của Warren đối
với các vấn đề xã hội và chính trị còn hơn cả sự thờ ơ lãnh đạm. Ông
quan tâm sâu sắc đến khả năng bùng nổ chiến tranh hạt nhân - một hiểm
họa có thật và chực chờ vào những năm đầu thập niên 1960, khi Tổng
thống Kennedy thúc giục người dân xây dựng các hầm trú ẩn tại gia
chống bụi phóng xạ trên khắp nước Mỹ sau khi Kennedy và Khrushchev
không đạt được thỏa thuận rằng Liên Xô sẽ tháo dỡ các tên lửa đặt tại
Cuba. Khi Warren khám phá ra học thuyết chống chiến tranh hạt nhân
của nhà triết học Bertrand Russell năm 1962 với tựa đề Con Người có
Tương lai hay không? (Has Man a Future?), ông bị ảnh hưởng rất sâu
sắc
và tự xem mình có cùng quan điểm với Russell. Ông thán phục
sự tinh tế về mặt triết học của Russell và thường xuyên trích dẫn những ý
kiến và các câu nói của Russell. Thậm chí ông còn cho khắc một tấm
bảng đồng nhỏ trên bàn làm việc trích dẫn một câu trong “bản tuyên
ngôn” chống chiến tranh hạt nhân mà Russell đã cho ra đời cùng với nhà
bác học Albert Eisntein: “Hỡi nhân loại, hãy nhớ đến nòi giống của
mình, và quên đi phần còn lại
Nhưng chính phong trào phản chiến mới thúc giục Warren mạnh mẽ hơn
sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết Tôn Kinh vào năm 1964
phép Tổng thống Johnson sử dụng quân đội ở Đông Nam Á mà không
cần chính thức tuyên bố chiến tranh. Thanh niên đốt thẻ quân dịch và sẵn
sàng ngồi tù hoặc trốn sang Canada để tránh bị gọi nhập ngũ. Hàng trăm
ngàn người xuống đường biểu tình trên khắp thế giới để phản đối leo