Buffett đã hứa hơn cả thế. Phu nhân B đã quen với việc toàn
quyền điều hành công ty. Bà không muốn bị Buffett vạch áo cho
người xem lưng trên phương diện tài chính. Ông đã hứa với bà rằng
các số liệu tài chính của NFM sẽ không được báo cáo riêng biệt khi
Berkshire Hathaway nộp báo cáo kiểm toán hàng năm cho Ủy ban
Chứng khoán Mỹ, vốn là một thủ tục pháp lý bắt buộc.
Buffett không lo gì về việc sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Mỹ bác bỏ
– hay e rằng một trong những nhân viên của mình sẽ bỏ việc. Ông là
một ông chủ dễ thương và không bao giờ biết nổi nóng, không bao
giờ thay đổi quyết định thất thường, không bao giờ nói một lời thô
lỗ với bất kỳ ai, không bao giờ mắng nhiếc hay chỉ trích nhân viên
của mình, cũng không phê bình người khác trong công việc của họ, và
ông để tự họ làm công việc của mình mà không hề can thiệp vào.
Ông cũng hành xử theo giả thiết rằng nếu một người nào đó là
thông minh, họ tất biết mình có thể làm mọi thứ. Charlie Munger
nói về ông như sau: “Warren không tạo áp lực, mà ông ấy tạo động
lực cho người khác.” Dale Carnegie nói rằng hãy giữ thể diện cho
người khác, và Buffett đã học và áp dụng nguyên tắc này rất
nhuần nhuyễn. Ông luôn biết cách “Carnegize” người của mình để
họ tạo ra những kỳ tích.
Ý chính mà ông nói với nhân viên của mình là: “ Anh là người giỏi
mà, việc này không tốn nhiều thời gian của anh đâu, và anh cũng
không mất gì cả. Và, tất nhiên là anh sẽ kể cho tôi hay về kết
quả của anh trong lá thư kế tiếp. Bởi vì anh đã làm quá tốt việc
đó và có lẽ phải đến ba người mới có thể thay thế được anh.”
Verne McKenzie, người vừa lau dọn sạch sẽ mớ hỗn loạn Blue
Chip, liền được giao cho một nhiệm vụ xương xẩu là thuyết phục
SEC đồng ý phá lệ để Phu nhân B không phải chịu đựng cơn đau có
thể từ một cuộc kiểm toán để vén màn những bí mật tài chính của bà
trước các cổ đông của Berkshire Hathaway. Verne bắt đầu trải qua