Đại học Utah, Đại học Texas A&M. Thông điệp chủ yếu mà ông
chuyển tải qua các cuộc nói chuyện này là làm giàu nhanh không phải
là một mục tiêu đáng giá nhất trong đời. Thật khôi hài, chính sự
cạnh tranh của bản thân ông và sự thôi thúc của nhân loại trong việc
trọng vọng những người giàu có và nổi tiếng đã làm các khán thính
giả của ông tìm tới ông để được nghe những lời này. Giống như mọi
thứ khác trong cuộc đời ông, các chuyến viếng thăm và nói chuyện
với sinh viên cũng bắt đầu được ông gom góp tích lũy làm cho nó
trở thành một quả bóng tuyết ngày càng lớn dần lên.
Năm 2008, lần đầu tiên ông được xếp hạng là người giàu
nhất hành tinh. Kể từ đó, các sinh viên từ châu Á, châu Mỹ La-tinh
kết thành từng nhóm từ hàng chục đến hàng trăm người từ nhiều
trường đại học khác nhau kéo đến Omaha để nghe ông nói chuyện,
có những lúc một tháng ông phải tiếp rất nhiều nhóm như thế.
Các sinh viên hành hương đến viếng vị Hiền nhân của Omaha
được đối xử rất chu đáo (chỉ thiếu việc Buffett tự mình đến
tận các khách sạn của họ để gởi lại hàng chồng báo cáo tài chính
hàng năm tại quầy tiếp tân và lúc 4 giờ 30 sáng mà thôi. Việc này
giờ đây ông đã có sự giúp đỡ của Internet). Họ đi tham quan Siêu thị
Hàng Nội thất Nebraska của Rose Blumkin và lang thang giữa
những quầy kệ của Borsheim’s. Buffett tiếp họ tại văn phòng của
ông. Gần đây, ông rất ít khi mặc những bộ vét màu xám tro và áo
cổ cồn. Trông ông thư thái hơn trong những bộ quần áo thông
thường. Những câu hỏi của họ thường đi khá xa ra ngoài lĩnh vực kinh
doanh. Chẳng hạn, mục đích của cuộc đời là gì? Ông trả lời câu hỏi
này giống như cách ông trả lời các câu hỏi về kinh doanh – bằng
các thuật ngữ toán học.
Như ông đã từng nói với các sinh viên tại Đại học Georgia Tech
khi Susie đang nằm tại bệnh viện sau cuộc phẫu thuật: “Mục đích