Đại Ngọc ở thuyền lên, đã có kiệu và xe chở hành lý của Vinh phủ ra đón. Đại Ngọc
thường nghe mẹ kể nhà bà ngoại khác hẳn mọi nơi, nay thấy mấy người đến đón, tuy mới
chỉ là người hầu hạng ba, nhưng đều ăn mặc khác thường. Đại Ngọc nghĩ bụng: “Ta đã
đến đây, càng phải cẩn thận để ý luôn, nếu lỡ một lời, sai một bước sẽ bị chê cười”. Đại
Ngọc lên kiệu vào thành, vén màn nhìn ra, thấy phố đẹp, người đông, phồn thịnh rất mực.
Đi một lúc lâu, trông thấy đường phía bắc có hai con sư tử đá quỳ, ba gian cổng chính có
chạm đầu thú, trước cửa chừng mười người mũ áo chỉnh tề đứng xếp hàng. Cửa giữa
không mở. Người ra vào đều đi hai cửa phía đông và tây. Trên cửa chính có một cái biển
đề năm chữ to “Sắc tạo
Ninh quốc phủ”.
Đại Ngọc liền đoán: “Hẳn là nhà chi trưởng của bà ngoại ta đây”. Lại đi sang phía tây
một quãng không xa, cũng có ba gian cửa lớn, đây là phủ Vinh quốc. Mọi người cũng
không đi cửa giữa mà đi vào cửa phía tây. Đi một lát, đến chỗ rẽ thì hạ kiệu, và lùi ra.
Những bà già theo hầu đều xuống kiệu, còn Đại Ngọc thì đổi người khác khiêng. Những
người khiêng toàn là mũ áo chỉnh tề, trạc độ mười bảy, mười tám tuổi. Các bà hầu già đi
bộ theo sau. Đến trước cửa có giàn hoa, kiệu đỗ xuống, bọn con trai đều lui ra, những bà
hầu già mở rèm đỡ Đại Ngọc xuống.
Đại Ngọc vịn tay người hầu bước vào cửa hoa, hai bên có hai dãy hành lang, giữa là
xuyên đường
. Ngay lối vào có một bức bình phong bằng đá Đại Lý
đặt trên giá gỗ đàn
hương. Qua bức bình phong, có ba gian nhỏ, sau là một tòa nhà lớn năm gian, xà cột
chạm vẽ. Hai bên hành lang treo nhiều lồng chim anh vũ, họa mi. Trên thềm, mấy a hoàn
quần áo xanh đỏ ngồi chực. Thấy Đại Ngọc đến, bọn a hoàn liền đứng dậy niềm nở tiếp
đón:
Cô đến rất đúng lúc, cụ
vừa nhắc xong.
Rồi ba bốn người tranh nhau vén rèm. Nghe có người nói to: “Cô Lâm đã đến”.
Đại Ngọc vừa bước vào nhà, thấy hai người đỡ một cụ già đầu bạc như tuyết, ra đón. Đại
Ngọc biết ngay là bà ngoại, toan sụp xuống lạy, thì bà đã ôm ngay vào lòng kêu lên:
“Ruột thịt của ta đây”. Rồi khóc nức nở. Những người đứng hầu ai cũng sa nước mắt. Đại
Ngọc cũng khóc, mọi người dần dần khuyên giải mới thôi. Đại Ngọc làm lễ chào bà
ngoại, tức là bà mẹ Giả Chính mà Tử Hưng vẫn gọi là Sử Thái Quân. Giả mẫu trỏ từng
người và bảo Đại Ngọc:
Đây là mợ Cả
. Đây là mợ Hai
. Đây là vợ anh Châu, chị dâu góa của cháu.
Đại Ngọc chào từng người một. Giả mẫu lại bảo:
Đi mời các cô. Hôm nay có khách xa đến, nghỉ học cũng được. Mọi người vâng lời rồi đi.
Một chốc, thấy ba người vú, năm sáu a hoàn dẫn ba cô đến. Cô thứ nhất, người nở nang,
tầm thước, nước da nõn nà, má đỏ hồng hào như quả vải tươi, mũi loáng như xoa mỡ,
tính nết ôn hòa kín đáo, thoạt nhìn đã thấy mến. Cô thứ hai, vóc dáng tròn trặn, người
dong dỏng cao, mặt trái xoan, mắt sắc, lông mày dài, nhìn ngắm tình tứ, thanh tú khác
thường, trông như thoát hẳn trần tục. Cô thứ ba, ít tuổi, vóc người còn nhỏ. Ba cô quần áo
trang sức đều như nhau. Đại Ngọc vội vàng đứng dậy chào hỏi. Chị em nhận nhau rồi đều
về chỗ ngồi. A hoàn bưng nước trà lên. Mọi người thăm hỏi: Mẹ Đại Ngọc ốm đau làm
sao, thuốc thang thế nào? Khi mất, tang lễ ra sao? Giả mẫu nghe vậy lại càng thương xót,