Vua Nghiêu nhà Đường, Vua Thuấn nhà Ngu, Vua Vũ nhà Hạ, Vua Thang nhà Thương, Vua Văn vua Vũ
nhà Chu, Chu Công Đán, Thiệu Công Thích đều là con Văn Vương, có công lớn với nhà Chu; Khổng Tử,
Mạnh Tử là bậc thánh hiền của nho học. Đổng Trọng Thư đỗ bác sĩ đời Hán Vũ Đế, có tài chính trị, suốt ba
năm buông màn đọc sách, không nhìn ra ngoài.
Hàn Dũ là một nhà văn nổi tiếng đời Đường, tính thẳng, có làm bộ Hán Xương lê toàn tập.
Chu Đôn Di: Tên chữ là Liêm Khê, tự là Mậu Thúc. Ông là thủy tổ nền lý học nhà Tống, có làm quyển Thái
cực đồ thuyết và Thông thư, thầy học của hai ông Trình Di, Trình Hạo.
Trình Hạo: Tên chữ Bá Thuần, đỗ tiến sĩ đời Thần Tông nhà Tống, học rộng, có làm bộ sách Định tính,
người ta gọi là Minh Đạo tiên sinh.
Trình Di: Em ruột Trình Hạo, tính thành thực, thấu hiểu mọi sự vật. Có làm truyện giải thích Kinh Dịch và
Kinh Xuân Thu; Người ta gọi là Y Xuyên tiên sinh.
Trương Tái: Tên chữ là Tử Hậu, bạn học của hai ông Trình Di và Trình Hạo. Có làm ra Trương sử toàn thư
mười bốn quyển như Đông Tây Minh, Chính Mông, Kinh Học, Lý Quật…
Chu Hy: Tên chữ là Nguyên Hối, đỗ tiến sĩ đời nhà Tống. Học hiểu thấu mọi sự vật rồi sau quay vào thực
tiễn. Nền lý học đời nhà Tống đến ông này mới thực hoàn toàn. Người ta tôn là Khảo đình học phái.