Hun Sen kể “ Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu tin vào lời dự đoán
của tôi là Pol Pot đã có kế hoạch tấn công Việt Nam . Khi ấy ngày càng có
nhiều người trốn sang Việt Nam . Việt Nam đã tin chắc là có nguy cơ
nghiêm trọng đe dọa tới an ninh của họ. Lúc đó các nhà lãnh đạo Việt Nam
đã cho gọi tôi tới sở chỉ huy của họ và yêu cầu tôi xác định vị trí rõ ràng
các tọa độ (bên trong Campuchia ) mà họ sẽ tấn công”.
Nổi giận bởi các cuộc tấn công dã man do Pol Pot phát động, các lực lượng
của ông ta đã đốt nhà cửa làng mạc của người Việt và chiếm một số nơi ở
tỉnh Tây Ninh vào tháng 9, bộ đội Việt Nam chống trả lại các lực lượng
Khơme Đỏ ở Svay Rieng, Prey Veng, Kompong Cham, Kratie và một số
khu vực của Kandal. Bằng cách tự vệ, họ đã tấn công Campuchia ở các địa
điểm vào sâu từ 30 tới 70 kilômét.
Hun Sen kể “ Đó là cơ hội cho tôi trở lại Campuchia và cố tìm kiếm vợ
mình đã di tản sang một nơi khác “.
Khi những người cầm đầu Khơme Đỏ càng liều lĩnh hơn phát động các
cuộc tấn công vào sâu trong tỉnh Tây Ninh của Việt Nam vào tháng giêng
và tháng hai năm 1978, bộ đội Việt Nam đã đánh trả lại bằng hỏa lực kinh
hoàng. Một hãng thông tấn của Việt Nam cho biết Pol Pot đã nã pháo 130
ly vào Tây Ninh, một thị xã có đông người lánh nạn Campuchia bị kẹt lại,
cách Sài Gòn 90 kilômét về hướng bắc, đã giết chết hoặc gây thương tích
cho 30 thường dân. Đồng thời các sư đoàn Việt Nam được yểm trợ bằng xe
tăng, pháo binh và máy bay đã thâm nhập vào sâu Campuchia 30 kilômét
dọc biên giới ở kilômét 700, từ phía bắc Ratanakiri tới phía nam Svay
Rieng. Đái phát thanh Phnom Penh đã đưa ra lời kêu gọi của Khieu
Samphan, người đứng đầu nhà nước với quân đội và thường dân hãy tự bảo
vệ chống lại “tất cả các kẻ thù” xâm lăng Campuchia để cướp phá vụ thu
hoạch lúa. Samphan kết tội các lực lượng Việt Nam đã phá hủy các nông
trường cao su, đốt rừng và nhà cửa, bắn bừa bãi vào dân chúng Campuchia
. Chính quyền Campuchia đã cắt đứt các mối quan hệ với Việt Nam cũng