sẽ cố gắng giải quyết vấn đề với Campuchia dân chủ (tên gọi chính thức
của chính phủ Khơme Đỏ ). Một số tướng tá Việt Nam đã đề nghị tôi nên
tới Thái Lan (để tìm kiếm sự trợ giúp). Tôi nói với họ tôi không thể từ bỏ
dân tộc của mình. Nếu họ không thể giúp tôi, tôi nói ‘ Hãy cho tôi một số
vũ khí để tôi sẽ trở về Campuchia và hy sinh cho dân tộc mình’ ”.
Không phải ông hoàn toàn không tìm kiếm được gì. Ông đã được chấp
nhận nơi xin tị nạn, nhưng chính phủ Việt Nam từ chối ủng hộ quân sự cho
ông, vì họ không muốn can dự vào quá nhiều. Nhưng ông không đến Việt
Nam để tìm kiếm nơi tị nạn chính trị; ông muốn họ giúp giải phóng đất
nước của ông.
Ông kể “ Khi yêu cầu sự trợ giúp của họ, tôi đã bị từ chối. Việt Nam cho
biết nếu họ đồng ý yêu cầu của tôi xin giúp đỡ, họ sẽ bị coi là can thiệp vào
công việc nội bộ của Campuchia dân chủ. Khi ấy chính phủ Việt Nam sẽ cố
gắng đàm phán với Campuchia dân chủ để làm dịu các căng thẳng quân sự
trên biên giới chung “.
Hun Sen không dễ dàng thuyết phục được phía Việt Nam giúp ông giải
phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng của Khơme Đỏ bằng cách ủng hộ
ít nhất 50.000 quân thiện chiến. Xét cho cùng, từ trước tới nay, Việt Nam
đã là một liên minh đáng tin cậy của Khơme Đỏ . Hà Nội đã huấn luyện các
lực lượng Pol Pot và những ngày đầu của phong trào kháng chiến và hai
bên đã chỉ đạo các hoạt động phối hợp chung chống lại lực lượng Cộng hòa
của Lon Nol, quân lực miền Nam Việt Nam và quân đội Mỹ.
Hun Sen kể “Việt Nam luôn luôn tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của
Campuchia , các vị lãnh đạo của Việt Nam đã từ chối lời thỉnh cầu giúp đỡ
của tôi và nói điều đó có thể làm phương hại đến mối quan hệ giữa hai
nước “.
Thay vào đó, họ đề nghị ông đi sang Thái Lan, sau đó đi sang nước thứ ba.