các lực lượng Việt Nam đến chọc thủng phòng tuyến của Khơme Đỏ bằng
xe tăng và pháo binh.
Hun Sen kể “ Sau khi các lực lượng ở biên giới của Pol Pot bị đánh bại, thì
các đơn vị ở trong nội địa của ông ta không thể chống lại các đợt tấn công.
Chúng tôi đã gặp phải sự chống cự ở Samlaut và Ta Sanh dọc theo biên giới
Campuchia với Thái Lan”.
Hun Sen và các cánh quân của ông đã biết rõ họ không thể lật đổ được
Khơme Đỏ mà không có sự hỗ trợ của bộ đội Việt Nam .
Hun Sen kể “ Tôi không biết chắc Việt Nam đã dùng bao nhiêu quân, vì các
lực lượng vũ trang của Việt Nam rất tài tình trong việc giữ bí mật quân sự.
Việt Nam không bao giờ lật ngửa quân bài của mình, thậm chí ngay cả sau
khi họ đã đánh xong tay. Nếu họ ngửa lá bài của họ, thì đối phương của họ
có thể đoán ra nước bài kế tiếp. Dù đọc các sách lịch sử, quý vị sẽ không
biết được làm thế nào Việt Nam đã thắng Pháp ở Điện Biên Phủ. Tôi cho là
có khoảng 10 vạn quân Việt Nam đã tham gia trong cuộc chiến giải phóng
Campuchia . Kế hoạch ấy đã phát động một cuộc tấn công nhanh chóng để
giải phóng đất nước này trong thời gian rất ngắn. Do đó, phải dùng đến một
lực lượng rất hùng hậu “.
Đầy hứng khởi, ông nói “ Theo hiểu biết của tôi, Việt Nam đã dùng ba lực
lượng chủ chốt – lực lượng mạnh nhất của họ là quân đoàn 4 gồm các đơn
vị chính quy ( sau này đã tham gia trong cuộc chiến biên giới với Trung
Quốc vào năm 1979 ). Lực lượng thứ hai của họ là bộ đội quân khu 7 của
tướng Lê Đức Anh và lực lượng thứ ba là bộ đội quân khu 9. Họ đã dùng
các chiến thuật khác nhau. Quân đoàn 4 tấn công vào tỉnh Svay Rieng, rồi
sau đó di chuyển lên đóng quân ở tỉnh Siem Reap. Khi họ đã tấn công các
cánh quân của Pol Pot ở Svay Rieng và truy đuổi quân Pol Pot cho tới tận
Siem Reap “.
Ông đặt vấn đề có vẻ hoa mỹ “ Tại sao Việt Nam lại không dùng một quân
đoàn khác ở Siem Reap ? Sở dĩ như vậy vì quân đoàn 4 đã nghiên cứu các
đơn vị Pol Pot kỹ lưỡng và biết cách đánh quân Pol Pot “.
Để thấy rõ cách chiến dịch được chỉ đạo, ông nói “ Việt Nam đã không