tiến hành cuộc nổi dậy và gia nhập vào Mặt trận Giải phóng. Một phần của
các lực lượng của Hun Sen đã thâm nhập vào Campuchia để giúp dân
chúng đứng lên khởi nghĩa. Lần đầu tiên trong thời điểm đó ông thấy được
khả năng lật đổi Khơme Đỏ trong vòng một năm.
Hun Sen nói “ Chúng tôi nghĩ ít nhất chúng tôi có thể giải phóng
Campuchia vào đầu năm 1979 “.
Hun Sen nói thêm “ Lúc ấy, Heng Samrin và Chea Sim đã kéo các lực
lượng của họ bỏ chạy sang khu vực của tôi. Với các lực lượng được kết
hợp, chúng tôi đã thiết lập được vùng giải phóng. Ít ra chúng tôi lượng định
sẽ có thể giải phóng đất nước vào tháng 4 năm 1979. Chúng tôi không đợi
đến lúc chế độ Pol Pot quá suy yếu và không để nhân dân phải trông chờ
nổi dậy chống lại chế độ này”.
Ở Hà Nội, không khí đang sôi sục bao trùm các cấp chỉ huy cao cấp của
Quân đội Nhân dân Việt Nam ( QĐNDVN). Vào năm 1978, để đáp ứng lại
tình hình bất ổn ở Campuchia , Hà Nội bãi bỏ Tổng cục Xây dựng Kinh tế
của QĐNDVN và bố trí lại các đơn vị bộ đội dọc theo biên giới Campuchia
. Tổng cục này, là một tổ chức thuộc quân đội quản lý các hoạt động về
nông nghiệp và công nghiêpk, cho mãi đến năm 1986 mới được thành lập
lại, một thời gian dài sau khi chiến tranh Campuchia chấm dứt, theo Carl
Thayer, chuyên gia quốc phòng của Úc.
Vào tháng 12 năm 1978, một âm mưu lật đổ chế độ Khơme Đỏ của Việt
Nam đã được thông qua. Đài phát thanh Hà Nội loan báo vào ngày 4 tháng
12 về việc thành lập của Mặt trận Thống nhất Campuchia và cho biết mặt
trận này kêu gọi nhân dân Campuchia “ đứng lên lật đổ bè lũ Pol Pot – Ieng
Sary “. Các nhà ngoại giao ở Bangkok đã giải thích việc loan báo này là
một bước quyết định trong chiến tranh Việt Nam chống lại Campuchia ; và
họ đã tiên đoán một chiến dịch chính trị và quân sự của Việt Nam ở quy mô
toàn diện sẽ được mở ra để phá bỏ chế độ Pol Pot và thay thế bằng một chế