đơn vị bộ đội Việt Nam , những người giúp chúng tôi chiến đấu, nhưng
chúng tôi không thể dựa vào suy nghĩ của Việt Nam “.
Hun Sen hết sức lo lắng đã phải dừng lại ở Việt Nam trên đường tới vòng
đàm phán hòa bình thứ hai với Sihanouk tại Saint Germain, Pháp vào tháng
2 năm 1988. Ông bày tỏ các mối bận tâm của mình với ông Nguyễn Văn
Linh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam , và họ đã nảy ra ý tưởng đưa
các cố vấn về nước trước khi rút các lực lượng vũ trang. Các cố vấn Việt
Nam đến Campuchia vào năm 1979, đã rút về nước trong giai đoạn từ
tháng 6 tới tháng 8 năm 1988.
Nhưng theo phong trào kháng chiến Campuchia , khoảng 7 tới 8 vạn bộ đội
Việt Nam đã ngụy trang là người Campuchia vẫn còn ở lại. Họ khẳng định
là các cố vấn dân sự Việt Nam tiếp tục tham gia vào các bộ khác nhau ở
Phnom Penh và các sĩ quan Campuchia được đưa sang Việt Nam đào tạo
hơn hai năm.
Hun Sen nói “ Vai trò của các cố vấn Việt Nam cũng giống như các cố vấn
nước ngoài (trong các đại sứ quán và trong các tổ chức nước ngoài), họ làm
việc ở Campuchia suốt tới thập niên 1990. Tôi có cảm tưởng là các cố vấn
nước ngoài này đã can thiệp vào các công việc nội bộ của Campuchia nhiều
hơn hẳn so với các cố vấn Việt Nam . Các cố vấn Việt Nam chỉ đồng ý giúp
chúng tôi ý kiến và để cho những người Campuchia chúng tôi tự đưa ra các
quyết định “.
Giống như nhiều nhà lãnh đạo châu Á, Hun Sen không thể chịu để cho các
chính phủ phương Tây và các chuyên gia khu vực của họ lên lớp ông.
Ông nói “ Các cố vấn nước ngoài tới Campuchia – nếu chúng tôi không
nghe họ - họ sẽ đe dọa cắt viện trợ chúng tôi. Các cố vấn nước ngoài đang
làm những gì họ đã lên án Việt Nam . Họ đối xử giống như những người
làm chủ Campuchia . Họ nói Việt Nam chiếm đóng Campuchia , nhưng
trong thực tế , Việt Nam đã làm nhiều điều tốt cho chúng tôi. Việt Nam
quảng đại với chúng tôi. Vai trò quan trọng nhất của Việt Nam là ngăn chặn
chế độ Pol Pot quy trở lại. Còn về mặt chính trị do chính người Campuchia
đưa ra các quyết định “.
Trước đấy họ để cho Việt Nam xây dựng một kho dự trữ vũ khí lớn cho