đương như các nước khác đã mua loại hàng hóa này của chúng tôi”.
Việt Nam đã phải trả giá cho cuộc phiêu lưu ở Campuchia bằng máu. Sau
khi rút các lực lượng của họ vào năm 1989, các quan chức Việt Nam đã đưa
ra các bản báo cáo trái ngược nhau về sự tổn thất nhân mạng. Theo một bản
ước tính khoảng 40.000 tới 50.000 bộ đội Việt Nam đã bị tử trận hoặc bị
thương ở Campuchia trong thời gian từ 1978 – 1988. Một cuộc nghiên cứu
đã được trình với Quốc hội ở Hà Nội cho biết khoảng 67.000 quân Việt
Nam đã bị chết hoặc bị thương trong chiến dịch 10 năm ở Campuchia . Các
con số cao nhất được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thái khẳng định, cho biết
khoảng 55.300 bộ đội đã bị chết, 110.000 bị thương nặng và 55.000 bị
thương nhẹ, tổng số thương vong trong chiến tranh là 220.300 người.
Chính phủ Phnom Penh đã cảm thấy mang nặng ơn nghĩa với Việt Nam .
Tổng bí thư Heng Samrin phát biểu trong bản báo cáo của ông với đại hội
Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia lần thứ năm vào tháng 10 năm
1985 là Campuchia phải tăng cường sự liên minh với Việt Nam , Lào và
Liên Xô, vì một sự liên minh như vậy là một “ quy luật “ để đảm bảo sự
thành công cuả cách mạng Campuchia . Heng Samrin đã cố gắng thay đổi
não trạng của những người nghi ngờ sự có mặt của lực lượng bộ đội Việt
Nam . Ông cố thuyết phục họ bỏ đi “ chủ nghĩa sô vanh thiển cận “ là xâm
phạm đến tình hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam .
Nhưng nhiều người Campuchia biểu lộ cảm xúc không thiện cảm và chán
ghét khi chính phủ chứng tỏ quyền lực của họ. Các bộ và cục được lãnh đạo
bởi các quan chức Campuchia và Việt Nam . Khi sự oán ghét lên cao vào
năm 1985, dân chúng đã nói thẳng việc ép buộc phải nhập ngũ vào quân
đội Campuchia theo luật định là do Việt Nam . Tuy nhiên, dù những người
dân Campuchia hay chỉ trích nhất cũng hiểu được rằng chính các chuyên
gia của Hà Nội là những người đã giúp xây dựng lại hệ thống giáo dục vốn
đã bị Khơme Đỏ phá hủy hoàn toàn.
Kiểu mô týp chống Việt Nam vẫn còn như cái bóng đen đào sâu thêm sự
ngờ vực giữa hai quốc gia.