HUN SEN - NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG CỦA CAMPUCHIA - Trang 144

Bị cảnh báo bởi sự cấm vậhương mại của Mỹ gây tê liệt và lệnh cấm của
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho Campuchia
vay, người cựu chiến binh du kích ấy đã thấy mình bị kẹp chặt bởi các
thách thức tồi tệ về kinh tế và ngoại giao. Bằng cách nhìn nhận chính mình,
ông đã thấy một số vấn đề này “ khá phức tạp”, nhất là việc quản lý trong
thời kỳ quá độ từ nền kinh tế có kế hoạch sang nền kinh tế nhiều thành
phần và cuối cùng là nền kinh tế mở cửa.
Hun Sen kể “ Cần phải tìm ra giải pháp chính trị cấp bách thông qua cuộc
đàm phán. Việc cải cách kinh tế đã diễn ra song song với cải tổ chính trị.
Tuy nhiên, sự ổn định chính trị phải được duy trì để việc cải tổ kinh tế có
thể được tiến hành cùng với việc tìm kiếm giải pháp chính trị để kết thúc
chiến tranh và mang lại hòa bình “.
Dừng lại hít một hơi thuốc dài, rồi uống một ngụm trà tàu trước khi ông nói
tiếp “ Tôi sẽ viết một cuốn sách về các vấn đề phức tạp này”.
Điều gây tổn thương danh dự là bị báo chí nước ngoài gán cho là “ chế độ
bù nhìn do Việt Nam dựng lên “ càng khiến ông khó làm dịu tình hình đất
nước đang bị cô lập để đi vào con đường cải tổ kinh tế. Mặc dù điều đó gây
rắc rối cho ông, nhưng vẫn còn một chút khả năng ông có thể thực hiện để
định hướng ý kiến của thế giới theo quan điểm của mình vào thời điểm đó.
Ông không sao hiểu nối tại sao thế giới lại quên rằng Campuchia đã phải
gian khổ mới giải phóng được đất nước và cuộc đấu tranh loại bỏ Khơme
Đỏ của quân nổi dậy Campuchia và bộ đội Việt Nam “.
Hun Sen nói “ Công lý vẫn còn trên thế giới. Tôi không quá quan tâm tới
(các vấn đề) nào đã bị nảy sinh. Tôi dành nhiều thời gian của mình để giúp
dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo nàn, đó mới chính là kẻ thù thực sự của
chúng tôi, hơn là ngồi phàn nàn giới báo chí “.
“ Đó là một thời kỳ rất phức tạp. Vì vậy, khi trở thành Thủ tướng, tôi tiếp
tục làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ 1979 tới 1983, là giai đoạn Nhà nước
lúc nào cũng phải đương đầu. Từ 1984, chúng tôi bước vào giai đoạn
đương đầu và đàm phán mới. Tôi vẫn còn nhớ hai nhân vật rất quan trọng
của ASEAN : Bộ trưởng ngoại giao – Mochtar Kusumaatmadja của
Indonesia và Ghazalie Shafile của Malaysia. Với các nước ở Đông Dương,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.