CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.
Sự bấp bênh của họ mỗi lúc càng sinh lớn hơn. Hun Sen thì trở nên dễ cáu
gắt, vì ông phải điều hành cả một đất nước rộng lớn với nguồn ngân sách ít
ỏi; còn Ranariddh lại bận tâm vào Đảng của ông, đã không thể quản lý
được công việc nội bộ của họ, huống chí đến việc điều hành đất nước.
Một trong các lý do bất mãn của Ranariddh là ở cương vị Thủ tướng thứ
nhất mà ông không thể bổ nhiệm những người trong đảng của ông vào các
chức vụ của Bộ Thông tin hoặc các Thẩm phán – hai cơ quan chính phủ
này đều được Đảng CPP sắp đặt.
Nhưng Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã quên đi sự khác biệt giữa các
nhiệm vụ đối với quần chúng và chính trị. Các quan chức này làm việc cho
công chúng, người dân không có quan điểm thiên lệch về bên nào. Họ
không phục vụ cho chính sách của đảng phái chính trị. Nói chung, họ phục
vụ chính sách của chính phủ bảo hoảng. Hơn nữa, các Thẩm phán phải
được độc lập và không do các đảng phái chính trị hoặc chính phủ chỉ định”.
Điều đó nghe có vẻ như lý lẽ bênh vực cho mình. Tuy nhiên, bên trong
chính phủ , thế lực của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao , dù bên trong đảng của
ông, quyền lực và phong cách chính trị của ông bị chỉ trích và được đặt
thành vấn đề. Đại hội Đảng CPP được tổ chức vào năm 1996, đưa ra sự suy
đoàn là trong đảng này có các bè phái. Hun Sen nhanh chóng chặn đứng
những lời đồn đại đó.
Ông nói “ Đảng CPP là một đảng dân chủ nhất. Các thành viên trong đảng
dám bày tỏ quan điểm của họ và phê bình các đảng viên khác khi phạm sai
lầm. Chúng tôi không thể nói là có sự chia rẽ trong Đảng CPP, nhưng
chúng tôi có thể nói là có những người dám bày tỏ quan điểm của họ. Đảng
CPP dân chủ hơn các đảng phái chính trị khác “.