tháng 5 năm 1990, vì đã thành lập một tổ chức bí mật trong khi vẫn là một
thành viên của Đảng cầm quyền.
Vào ngày 31 tháng 7 năm 1990, chính phủ công bố trên đài phát thanh một
bản tin choáng váng « Ủy ban Trung ương Đảng đã quyết định khai trừ
Ung Phan khỏi Ủy ban Trung ương Đảng và khỏi Đảng, vì ông ta đã phản
bội Đảng và các sứ mênh lịch sử của dân tộc ». Họ nói thêm là các hoạt
động của ông đã gây ra sự chia rẽ trong các lực lượng vũ trang chiến đấu
chống phe Khơme Đỏ vốn đang đóng dọc biên giới Thái để chống chính
phủ. Việc khai trừ này được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương,
gồm 65 thành viên, tổ chức từ ngày 23 đến 30 tháng 7. Cùng với Ung Phan,
ít nhất 5 quan chức chính phủ và quân đội cũng bị bắt vì cố thành lập một
đảng tách riêng có khuynh hướng dân chủ. Buổi phát thanh này cũng cho
biết thêm là Nhà nước đã chặn đứng một âm mưu đảo chính, nhưng không
xác định các kẻ chủ mưu. Hiến pháp cho phép tự do thành lập hội đoàn,
nhưng đã tuyên bố Đảng Cộng sản là lực lượng đứng đầu trong quốc gia.
Sau khi Ung Phan được thả, Hun Sen vẫn còn xem ông như là một người
bạn và tha thứ cho ông. Vào đầu năm 1992, Hun Sen đã tặng cho Ung Phan
một chiếc ô tô Toyota Crown hạng sang màu bạc.
Nhưng Ung Phan đã lặng lẽ từ chối và còn đưa ra một sự thử thách khác
cho chính phủ. Vào thời điểm này, bầu chính trị trong nước đã thay đổi rất
nhiều : Nhà nước độc đảng cứng rắn dần được thay thế bằng một hệ thống
đa đảng. Hệ thống chính trị dân chủ - tự do mới đang được Phái bộ chuyển
tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC) gây dựng, một cơ quan đã
được ủy nhiệm tổ chức cuộc bầu cử trước một bức màn đang gia tăng các
vụ án mạng gây hoang mang bởi những kẻ ám sát vô danh tánh.
Với suy nghĩ sai lầm là cuối cùng rồi nền dân chủ sẽ bám rể, Ung Phan
dám mạnh miệng loan báo việc thành lập một đoàn thể độc lập đầu tiên của
Campuchia để bảo vệ nhân quyền. Nhưng một người có quyền lực nào đó
đã không thích những gì ông đang làm, và ông đã bị bắn vào cổ và vai ba