Harish C. Mehta và Julie B. Mehta
HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia
Dịch giả: Đặng Phi Bằng
- 3 -
PHẦN MỞ ĐẦU
LỊCH SỬ SƠ LƯỢC CỦA CAMPUCHIA
Trong số tất cả các nhà lãnh đạo Campuchia đã đứng đầu chính phủ ở
Phnom Penh kể từ khi giành lại được độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm
1953, không còn bị lệ thuộc vào nước Pháp cho đến năm 1999 thì Hun Sen
được xem là người ở cương vị này lâu nhất và kiên cường với kỷ lục 14
năm nắm giữ quyền lực. Trong tình trạng sức khỏe tốt và lãnh đạo chính
quyền vững vàng, ông dường như có được sự chuẩn bị chu đáo cho thời kỳ
cầm quyền ở cương vị Thủ tướng thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Với việc
nắm giữ quyền lực xuất sắc của mình, ông đã tạo cho chính mình tầm cỡ
chính trị không thua kém Norodom Sihanouk, vị quốc trưởng trước đây, ít
nhất về tiêu chuẩn so sánh ( nhiệm kỳ hoạt động chính trị có hiệu quả ). Sự
nghiệp chính trị của Sihanouk với thời gian đứng đầu chính phủ kéo dài 15
năm – nghe theo cha mình, ông đã xuống khỏi ngôi báu vào năm 1955 để
dọn đường cho cuộc bầu cử đưa ông lên làm quốc trưởng vào tháng 6 năm
1960 và điều hành đất nước cho tới khi ông bị đảo chính vào tháng 3 năm
1970. Ngôi quốc vương trước đây của Sihanouk kéo dài 14 năm cho tới
ngày ông thoái vị. Thời gian các nhà lãnh đạo Campuchia khác nắm giữ
quyền lực còn ngắn hơn nhiều – Chính phủ của Lon Nol chỉ tồn tại được 5
năm, trong khi Pol Pot và Norodom Ranariddh, mỗi người nắm quyền
không đến 4 năm.
Trong 14 năm cầm quyền ( 1985 – 1999 ), Hun Sen đã kiên trì tạo cho việc
điều hành chính phủ của ông thêm sâu sắc trong bốn giai đoạn rõ rệt từ lúc
bắt đầu được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào đầu năm 1985. Giai đoạn thứ
hai từ cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993 tới năm 1997 với vai trò