Cô nói « Tôi đã phải chỉ đạo tất cả các lĩnh vực chung về y tế. Thế mà
chẳng có một mảnh bằng chính thức, thậm chí còn chưa học hết trung học
».
Khi nhớ lại tuổi đôi mươi của mình với biết bao sự kiện quan trọng đã xảy
ra, giọng cô trở nên trầm xuống. Một nụ cười thoáng trên khóe miệng vụt
tắt.
Đó là một thế giới khác. Được kích thích bởi chủ nghĩa lý tưởng dân tộc, cô
là một trong hàng ngàn thanh niên thiếu nữ đã hy sinh cuộc sống bình
thường – công việc, học vấn, gia đình, những ý tưởng cao đẹp, nói tóm lại
là hy sinh tất cả sự tự do để gia nhập vào một phong trào quần chúng được
Angkar khéo sắp đặt, những kẻ đã đánh lừa tuổi trẻ hay mơ mộng bằng ước
mơ không tưởng.
Cuộc sống trong du kích ngày càng được đưa vào khuôn phép. Từ từ, bài ca
yêu nước bắt đầu vang lên giống tiếng kèn đánh thức trong nhà tù. Khơme
Đỏ đã ra lệnh cho Bun Rany cùng với những nữ tân binh già trẻ khác, phải
cắt mái tóc đen đã chấm ngang vai.
Cô kể « Vào thời gian ấy, chẳng ai được trả lương. Trong khu vực của
chúng tôi chưa hề dùng đến tiền và mọi thứ để chúng tôi sống để do tổ chức
du kích cung cấp ».
Cô kể thêm « Từ năm 1970 tới 1975, chúng tôi đã không biết được Angkar
chỉ đạo mọi thứ trong khu vực của chúng tôi. Chỉ vào năm 1975, ngay sau
khi giải phóng Phnom Penh , chúng tôi mới biết đất nước này đã được chia
thành các vùng. Sau khi tiếp quản Phnom Penh vào năm 1975, người dân ở
khắp nơi của đất nước không được phép vào Phnom Penh « .
Tình trạng đó đã chia cắt Bun Rany với gia đình. Ban đầu khi cô mới gia
nhập du kích, cô thường xin phép về thăm gia đình một vài ngày. Nhưng
còn bây giờ, đột nhiên bãi bỏ hoàn toàn không còn được đi phép nữa.
Làm như thể tổ chức này biến thành một hệ thống tôn sùng ma quỷ. Các tân
binh tự nguyện gia nhập vào nó để khôi phục lại quyền lực của Sihanouk,
đã căm phẫn và mất tinh thần vì hành động tàn bạo của nó. Một số người
chỉ huy cấp cao không chịu làm theo các mệnh lệnh vì họ không thể cam