cuộc đấu tranh. Cảnh buồn rầu đã được xua tan khi cô có thai vào năm
1976. Cặp vợ chồng phải làm việc quá sức đã vui mừng khôn xiết vì đứa
con đầu lòng sắp chào đời.
Sự xa cách làm cho các rắc rối của họ thêm tồi tệ. Bệnh viện nơi cô công
tác cách chố Hun Sen đóng quân 30 kilômét. Dù cô không có thời gian để
đến thăm ông, nhưng ông đã đến thăm cô.
Cô kể “ Khi tôi có thai được 7 tháng, anh ấy xin phép đưa tôi đi theo anh để
chúng tôi có thể ở với nhau 2 tháng”.
Khi tới lúc sanh em bé, cô được đưa tới bệnh viện ở Memot, nhưng chính
quyền không cho Hun Sen trở lại phòng sinh.
Cô hết sức buồn khi kể lại thảm kịch ấy “ Trong nhiều năm rồi tôi chưa kể
với ai sự việc này”. Phải mất vài phút cô mới lấy lại được bình tĩnh.
Cô khóc “ Bây giờ tôi có thể hiểu rõ như thể nó đã được phơi bày. Tôi thực
sự không biết làm sao điều đó có thể xảy ra vì cô đỡ đã được đào tạo cùng
với tôi. Cô ta đã để rơi đứa con trai nhỏ bé đó và đầu nó đập vào cạnh
giường. Đứa bé máu chảy ra đầm đìa rồi chết. Nhưng bệnh án được ghi lại
hoàn toàn khác – nó cho biết đứa bé đã bị chết trong bụng, thậm chí chết
trước khi sinh!”.
Người phụ nữ 22 tuổi và người chồng trẻ của cô đối phó với cái chết của
đứa con họ như thế nào ?
Cô kể “ Chúng tôi rất đau khổ vì theo truyền thống của người Campuchia ,
người chồng phải luôn ở bên vợ khi cô ấy có mang để nâng đỡ về mặt tinh
thần. Trong trường hợp của tôi, ngay cẩ khi đứa bé chết họ còn không cho
phép Hun Sen đến thăm tôi. Đứa con đầu lòng của chúng tôi và cha nó đã
bị chia cắt, không bao giờ gặp nhau “.
Hun Sen cho điều đó là một trong những thảm kịch lớn nhất trong cuộc đời
ông.
Ông nói “ Đó là một trong những sự đau đớn ghê gớm nhất đầu tiên tôi
phải đối mặt. Khi đứa bé mới sinh ra, cô y tá ấy đã đánh rơi nó. Đứa bé
đánh vào cạnh giường gãy xương sống. Nó chỉ khóc thét lên được một
tiếng “.
Ông lao tới bệnh viện và thấy đứa con chảy máu miệng. Nó đã chết ngay