Trần có tổ mộ ở đấy, mấy gọi là phủ Long-hưng).
Tháng mười năm sau là năm Mậu-dần, vua Thánh-tôn nhường ngôi cho
thái-tử Sấm. Thái-tử lên ngôi, cải niên hiệu gọi là Thiệu-bảo, tức là Nhân-
tôn hoàng-đế, tôn vua cha gọi là thượng-hoàng, lại theo như khuôn phép khi
trước.
Nguyên-triều nghe tin Thái-tôn thượng-hoàng thăng hà, muốn nhân dịp
trong nước có tang, gây sự khởi binh, mới sai Lễ-bộ Thượng-thư là Sài-
Thung sang sứ dụ vua vào chầu.
Sài-Thung đi tự Giang-lăng đến Ung-châu rồi vào nước ta, đi đến đâu
sách nhiễu đến đấy. Khi đến kinh-thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi
thẳng vào cửa Dương-minh, đến mãi đền Tập-hiền mới xuống ngựa.
Thung sai đưa thư vào trách vua rằng: “Sao không xin phép thiên-triều,
mà dám tự lập? Nay phải thân sang chầu thiên-triều hoàng-đế mới xong."
Vua sai người mời Sài-Thung vào sứ quán nghỉ ngơi, và sai Tướng-
quốc Thái-úy là Trần-quang-Khải ra khoản tiếp.
Sài-Thung cậy mình là sứ-thần và quyền cao chức trọng ở đại-quốc đi
đến tiểu-quốc, không coi ai thấm vào đâu. Khi Tướng-quốc Quang-Khải
vào ra mắt, Thung vắt vẻo nằm trên sập, không thèm đứng dậy, mà cũng
không thèm đáp lại một nhời. Quang-Khải không sao được giở ra.
Hưng-đạo vương nghe truyện làm vậy, căm tức vô cùng, muốn vào
thẳng xem mặt mũi ý tứ đứa kiêu ngạo ra làm sao, nhưng ngại mình là
người An-nam, thì nó tất không nói mấy. Ngài vốn thuộc tiếng Tàu, mới
cạo đầu, mặc áo cà-sa, cổ đeo tràng-hạt, giả làm một người bắc hòa-thượng,
đến cửa quán xin vào bái kiến.
Sài-Thung thấy có sư Tàu vào chơi, cho người ra mời vào trong nhà,
đứng dậy chào hỏi, phà chè thiết đãi.