trì. Vì thế Ngũ-Lão lấy lại được thành. Quân Nguyên còn ít nhiều ở trong
thành thấy quân Trần đã vào được, chạy trốn cả ra bờ sông. Ngũ-Lão chia
quân ra giữ hết các cửa.
Khi Thoát-Hoan chạy về trông thấy Ngũ-Lão ngồi trên chòi cao, thất
kinh hồn vía. Sực lại nghe mé sau lưng tiếng reo ầm ầm, thì là Trần-quang-
Khải dẫn quân đuổi sắp đến nơi, trên thành thì tên bắn xuống tua tủa,
Thoát-Hoan không dám đánh thành, vội vàng rút quân ra bờ sông, chạy qua
cầu phao về mặt Kinh-bắc (bây giờ là Bắc-ninh).
Trần-quang-Khải dẫn quân đến dưới thành, Phạm-ngũ-Lão mở cửa ra
rước vào. Quang-Khải vào thành, sai quân sĩ sửa sang lại các cung điện, mở
tiệc khao thưởng ba quân. Khi uống rượu vui vẻ, Quang-Khải ngâm một bài
thơ như sau này:
“Chương-dương cướp giáo giặc,
Hàm-tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.”
Tiệc tan, sai người dâng biểu về Thanh-hóa báo tin thắng trận.
Hưng-đạo vương tiếp được biểu-văn, dâng lên thượng-hoàng và vua mà
tâu rằng:
- Quân Nguyên thua luôn mấy trận, thế lực đã yếu. Vậy xin thượng-
hoàng và bệ-hạ chuyến này tiến binh ra ngoài bắc, để tiễu trừ cho tiệt hẳn
quân giặc.
Thượng-hoàng và vua bấy giờ thấy quân thế đã mạnh, hởi lòng hởi dạ ;
mà các tướng sĩ cũng phấn trấn hăng hái. Lại nhờ có Hưng-đạo vương cầm