Quốc-Toản bàn với Phạm-ngũ-Lão sai quân mặc áo giáp giặc, lấy cờ
giặc làm hiệu, cho Hà-Chương dẫn đường lên cướp trại Trương-Hiển. Sáng
tinh sương hôm ấy, Quốc-Toản dẫn quân đến trước trại. Trương-Hiển không
ngờ, vẫn tưởng là quân mình, chưa kịp phòng bị. Chợt đâu quan quân đánh
ập vào, Trương-Hiển giật mình, vội vàng mang quân ra trại cự địch, Quốc-
Toản đánh bừa vào. Quân Nguyên bối rối chạy trút về mé sau. Lại gặp phải
Phạm-ngũ-Lão đánh tự sau trại vào, phóng hỏa đốt trại. Trương-Hiển dẫn
bại quân chạy ra mé sông, xuống thuyền về bến Đại-mang. Lại bị chiến-
thuyền của Dã-Tượng, Yết-Kiêu chặn mất đường thủy. Trương-Hiển nghĩ
hết đường lui tới, bó giáp xin hàng.
Toa-Đô đóng quân trên sông Thiên-mạc nghe tin Trương-Hiển bại trận
đã hàng rồi, mà các bến thì chỗ nào cũng có quan quân án ngữ, mới lui quân
về đóng ở Tây-kết, cho người đi đò xem quân tình của Thoát-Hoan làm sao.
Quân thế của Hưng-đạo vương bấy giờ phấn trấn lắm. Các tướng thắng
trận, ai nấy đưa tin về báo tiệp. Hoài-văn hầu thì đưa Hà-Chương về ; Dã-
Tượng, Yết-Kiêu thì đem Trương-Hiển đến ; cùng kéo về ra mắt Hưng-đạo
vương. Hưng-đạo vương mừng rỡ, dùng Hà-Chương là bộ-tướng, còn
Trương-Hiển thì hãy giam lại một nơi.
Hôm sau Hưng-đạo vương tâu với vua rằng:
- Thoát-Hoan lui về Bắc-giang, mà Toa-Đô thì hiện đóng tại Tây-kết,
binh thế đã cô. Xin bệ-hạ sai Chiêu-văn vương Nhật-Duật hiệp với Thượng-
tướng Quang-Khải dẫn quân chặn giữ các đường, không cho Thoát-Hoan,
Toa-Đô đi lại thông tin với nhau. Còn tôi thì xin tiến binh đánh quân Toa-
Đô trước, rồi sẽ đánh Thoát-Hoan.
Vua nghe nhời ấy, cho Hưng-đạo vương tùy ý mà sai khiến. Hưng-đạo
vương mới đưa hịch cho Trần-quang-Khải, Trần-nhận-Duật, sai chặn đường
không cho Thoát-Hoan đến cứu Toa-Đô ; một mặt hội các tướng lại truyền
lịnh rằng: