là 1:10. Trong giao dịch thực tế, tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro ở mức 3:1 là đáng
mong ước và khả thi.
Thuật ngữ Risk - Reward thường rất dễ gây nhầm lẫn. Theo chuẩn mực
quốc tế, nên dịch thuật ngữ này là rủi ro/ lợi nhuận vì nguyên bản tiếng
anh là Risk-Reward. Trong đó, họ quy ước cách ghi con số ngược lại, tức
đưa con số lợi nhuận ra trước. Ví dụ, Risk-Reward 10:1 tức là Rủi ro
(risk) là 1 trong khi Lợi Nhuận (Reward) là 10. Tuy nhiên, các nhà giao
dịch Việt Nam có thói quen đọc ngược lại, và gọi là tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro -
Chú thích của người dịch.
Tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cao là một hàm của xác suất. Giả sử bạn có tỷ lệ
giao dịch thành công là 70% và tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cho mỗi giao dịch là
1:1. Do đó, sau khi kết thúc mười lượt giao dịch, sẽ có bảy giao dịch được
chốt với lợi nhuận 1 USD, trong khi có ba giao dịch bị lỗ 1 USD. Tổng kết,
bạn lãi 4 USD. Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tăng tỷ lệ lợi
nhuận/rủi ro từ 1:1 lên 3:1 và giảm tỷ lệ giao dịch thành công từ 70% xuống
còn 40%? Với tỷ lệ 3:1, lúc này lợi nhuận cho bốn giao dịch thành công sẽ
là 12 USD (mỗi giao dịch thành công lãi 3 USD). Nếu chúng ta trừ 6 USD
cho sáu giao dịch thua lỗ (mỗi giao dịch lỗ 1 USD), bạn sẽ có lợi nhuận 6
USD.
Sự khác biệt này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro quan trọng như thế
nào khi giảm tỷ lệ giao dịch thành công xuống gần một nửa (từ 70% xuống
40%) trong khi bạn tăng tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro lên sẽ làm tăng lợi nhuận
thêm 50%. Điều mà các nhà giao dịch mới vào nghề thường hiểu nhầm là
họ phải đúng nhiều lần để kiếm được tiền. Điều này không hoàn toàn đúng.
Như bạn vừa thấy, một nhà giao dịch có thể chỉ cần có tỷ lệ giao dịch thành
công 40% vẫn có được lợi nhuận cao. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư
chuyên nghiệp thường tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro hơn là tỷ lệ giao
dịch thành công.