từ đó gọi 48 trại chúng ta là “thổ phỉ”, ông ngoại con là anh hùng hào kiệt
đương thời, nghe cái gọi là “thánh chỉ” của Tào tặc thì cười to một trận rồi
sai người dựng thẳng cờ lớn của 48 trại, tự phong “Chiếm Sơn Vương”, dứt
khoát biến hai chữ “thổ phỉ” thành đồ thật.
Chu Dĩ Đường ngừng nói, xoay người nhìn Chu Phỉ, nhẹ nhàng nói:
- Cha nói với con những chuyện cũ này là để cho con biết, dù trên đầu
mang một chữ “Phỉ” thì máu chảy trong người con cũng là dòng máu anh
hùng, không phải loại giặc cỏ cường bạo vào nhà cướp của, cũng đừng phá
hỏng thanh danh cả đời của ông ngoại con.
Ông bệnh tật quanh năm, lúc nói chuyện không khỏi không đủ hơi,
ông luôn rất nhẹ nhàng, không nghiêm khắc nhưng mấy câu cuối cùng của
ông lọt vào tai Chu Phỉ có trọng lượng hơn roi của Lý Cẩn Dung rất nhiều.
Chu Dĩ Đường nghỉ lấy hơi rồi lại hỏi:
- Tiên sinh đã giảng những gì?
Vị Tôn lão tiên sinh này là một thư sinh cổ hủ, vạ từ miệng mà
ra____nghe nói văn chương mắng ngụy đế họ Tào thậm tệ của ông ấy đủ
để gom lại thành sách nên bị ngụy triều Bắc đô truy nã, may mà thời trẻ có
chút quen biết với mấy người giang hồ nên được người ta che chở đưa đến
48 trại, Lý Cẩn Dung thấy ông ấy vai không thể gánh, tay không thể xách
bèn giữ ông ấy trong trại làm một tiên sinh dạy học, không cầu dạy ra được
trạng nguyên, chỉ cầu dạy cho các đệ tử trẻ tuổi ra ngoài biết vài con chữ,
viết được thư từ bình thường là đủ rồi.
Chu Phỉ từ nhỏ được đích thân Chu Dĩ Đường dạy vỡ lòng, nàng đọc
sách không thể nào chú tâm, cùng lắm chỉ có thể học thuộc mấy câu râu
ông nọ cắm cằm bà kia mà thôi. Nhưng mùa đông năm ngoái Chu Dĩ
Đường bị nhiễm lạnh, bệnh đến đầu xuân, không có tinh thần dạy dỗ nàng,