bọn gian ác. Riêng việc Phạm Vũ Long và Thị Hương có ý với nhau, bà
vẫn giữ kín.
Trên đường đi, ngài Tri huyện suy nghĩ. Ván cờ này không được nhầm một
nước và không được lộ ý định, lộ hành động.
Ba người rong ruổi nhắm kinh thành dấn bước. Tới kinh thành, Ngài Tri
huyện ở một nơi, Mộc và Oanh Nhi ở một nơi. Hai nơi cách nhau chừng
nửa dặm. Ngài Tri huyện sẽ đón đường đệ đơn lên nhà Vua. Hai người ẩn ở
một nơi gần đó. Nếu có biến, họ lặng lẽ rút lui. Sở dĩ ngài Tri huyện sắp đặt
như vậy vì hơn một tháng thăm dò, ngài biết được dạo này nhà Vua thường
ra ngoài kinh thành du ngoạn.
Một hôm, kiệu nhà Vua ra khỏi kinh thành chừng năm sáu dặm. Thị vệ thấy
một ông già quỳ ở giữa đường, hai tay nâng tờ giấy lên ngang đầu. Thị vệ
bẩm lên nhà Vua. Nhà Vua truyền dừng kiệu và sai Thái giám lại hỏi ông
già tấu việc gì. Thái giám hỏi ông già oan ức gì mà phải đệ đơn giữa
đường? Ông già nói việc hệ trọng đã tâu trong đơn. Thái giám tâu lại lời
ông già với nhà Vua. Nhà Vua truyền Thái giám dâng đơn của ông già lên.
Thái giám y truyền chỉ. Một lát sau, trong tay nhà Vua đã có đơn của ông
già. Nhà Vua xem đơn tấu biết là việc hệ trọng. Ngài xuống kiệu bắt mọi
người đứng lại còn Ngài bước tới phía ông già đang quỳ. Ngài truyền:
- Bình thân.
Ông già vẫn quỳ:
- Hạ thần đa tạ đức Vua
- Ngươi là ai?
- Tâu đức Vua, thần là Phạm Chí thành Tri huyện Trường Định ạ.
- Hóa ra là ngươi! Tờ giấy có bốn chữ đâu?
Tri huyện Trường Định tay run run lấy tờ giấy dâng lên nhà Vua.
Nhà Vua lướt qua tờ giấy rồi hỏi:
- Người đàn bà ấy đâu?
- Tâu đức Vua, người ấy ở cách đây chừng gần một dặm.
- Ngươi ra dẫn đến đây.
- Thần tuân chỉ.
Tri huyện Trường Định run run đứng lên rồi bước. Một lúc sau, ngài dẫn