HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 267

LỜI CUỐI SÁCH

Để viết cuốn sách này, tôi đã đi nhiều nơi, đã đến nhiều địa chỉ. Nhưng dù
tác giả đã cố gắng, cũng không thể viết đủ, viết hết chuyện về những người
từng làm nên con đường vận chuyển vũ khí lịch sử trên biển, chi viện cho
chiến trường trong những năm chiến tranh... Thuyền trưởng Lê Xuân Ngọc,
từng được coi là người gan góc. Tháng 11 năm 1969 anh và đồng đội đi trên
tàu 176 đưa vũ khí vào Bến Tre, gặp nhiều tàu và máy bay địch, anh động
viên thủy thủ bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi bị kẹt, quyết không để tầu rơi
vào tay giặc, đã tự mình cài nổ tấn bộc phá, huỷ tầu. Trận đó, mười thủy thủ
bị hy sinh. Anh bị thương, cụt một chân. Khi trở về đời thường, anh lóc tóc
chiếc nạng gỗ mở quán nước chè chén cạnh khu tập thể Hải quân, xế khách
sạn, nơi ô tô Nhật đời mới lượn qua lượn tới cuốn bụi mù mịt, kiếm ngày
dăm ba đồng để vợ rau mắm. Khi anh mất, qua điếu văn, bà con quanh
vùng mới rõ đây là thuyền trưởng tầu không số” có hạng đã nhiều lần vượt
biển chở vũ khí vào chiến trường những năm khốc liệt nhất của cuộc chiến
tranh...

Khi tàu 176 nổ, thủy thủ tản mát một người một nơi. Anh Nguyễn Văn
Quốc, thủy thủ, dìu thuyền trưởng Lê Xuân Ngọc, bơi hai ngày hai đêm
mới gặp được cơ sở của du kích. Và những năm kế đó, các anh sát cánh
cùng đơn vị trong ấy, tham gia chiến đấu chống càn, xây dựng căn cứ. Vậy
mà chẳng rõ từ đâu có tin đồn rằng ông Quốc phản bội, không cánh bay về
tận Ba Đồn, Quảng Trạch, Quảng Bình, quê hương anh. Lời đồn ấy phải
chăng bởi lần đó, chẳng may thuyền phó hàng hải tàu 176 Nguyễn Đình
Quốc, người Nam Định, bị địch bắt nên đã có sự nhầm lẫn đáng tiếc?
Nhưng hậu quả của sự “nhầm lẫn” thì như một vết thương chưa lành, vẫn
tây đỏ. Năm 1975, Bộ tư lệnh đón anh em tàu 176 lưu lạc tại Bến tre về
đoàn 125, rồi được về thăm gia đình. Sau bao năm xa cách, ngỡ gặp lại quê
hương, gặp lại vợ con sẽ vui lắm, nhưng cái thông tin Quốc phản bội cách
mạng vẫn âm ỷ ngấm ngầm lan tỏa khắp thôn cùng ngõ hẻm. Anh Nguyễn
Văn Quốc bị người quê xa lánh, bị đảng bộ, đoàn thể địa phương nghi ngờ
và nhìn bằng con mắt thất vọng, gần như coi thường. Do sức khỏe yếu, năm
1982 anh được trở về địa phương. Anh không chỉ mất tình cảm vơi bà con
làng xóm, còn mất mọi chế độ, quyền lợi. Mong muốn của anh rất đơn giản,
là được “giải oan”, được phục hồi danh dự, và hưởng mọi chế độ chính sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.