HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ - Trang 44

anh hùng xây ngay trong vườn nhà, phía sau. Chúng tôi đứng lặng trước
ông, lắng nghe tiếng sóng, tiếng gió từ cửa Vàm Lũng đưa về. Trong sắc
tím không gian cuối chiều, âm thanh thiên nhiên mơ hồ như một sự kể lể.
Hào sảng. Man mác. Đượm buồn. Tiếng mái chèo khua trên kênh, tiếng
nước cạp vào bờ... đều gợi về một thuở...

Xuôi xuồng trở lại Năm Căn, lang thang trên những kênh rạch dọc ngang
nhằng nhịt, trong cái mông lung kỳ bí nơi rừng đước, tôi mới thật ngấm
thấm sự kỳ diệu của một chủ trương, càng ngấm thấm phong độ cốt cách
của nhưng người thực hiện. Bản lĩnh, tài trí, khôn khéo, quả cảm...là đặc
trưng phẩm chất của họ...

Nhật ký thuyền trưởng

“tàu không số” đầu tiên.

Đúng như anh Năm Kỷ nói, cuộc đời ông Lê Văn Một, thuyền trưởng “tàu
không số” đầu tiên là câu chuyện hết sức ly kỳ lý thú. Ông thuộc dòng dõi
đằng ngoại cụ Nguyễn Hữu Huân ở Tiền Giang. Hồi nhỏ theo học trường
“Tây” và lớn lên, làm việc cho “Tây”. Ông có tên là Abel Rene và từng là
thủy thủ trên tuần dương Lamotte Pigquet của Pháp. Nhưng số phận cho
ông cái may mắn: gặp được ông Dương Quang Đông, một cán bộ cách
mạng của xứ ủy Nam kỳ, thời đó phụ trách “con đường xuyên tây”, nhằm
mua, vận chuyển vũ khí từ nước ngoài về cho Nam bộ kháng chiến. Lê Văn
Một theo ông Dương Quang Đông tham gia con đường đó. Ông được giao
nhiệm vụ cất giữ 25 kg vàng thỏi, số vàng quyên góp được từ “tuần lễ
vàng” của nhân dân. Số vàng đó sẽ được đổi thành vũ khí. Ông Một cho
vàng vào ruột tượng và thường xuyên đeo bên mình. Ngày 20 tháng 6 năm
1946, chiếc ghe gồm 12 người rời Việt Nam đi Bangkok (Thái Lan). Sau
bốn ngày trên biển, đoàn đặt chân đến thủ đô Thái Lan. Nhờ sự giúp đỡ của
sư Báo Ân, người Việt, anh em tá túc tại chùa Thi Hoa Thi. Đất khách, quê
người, tiếng không biết, phong tục tập quán không hay, làm thế nào bắt mối
nhằm mua vũ khí đây? Không phương cách nào khác là phải dựa vào đồng
bào mình đang làm ăn sinh sống trên đất Thái, và vận động họ giúp đỡ. Dù
ở đâu thì người Việt Nam cũng luôn hướng về quê cha đất tổ và lo lắng cho
vận mệnh dân tộc. Phương châm ấy đúng. Một thời gian không lâu sau, anh
em trong đoàn làm quen với anh Mai Xà Hoạch, một người Thái gốc Việt.
Người này mời đoàn về nhà và nói rằng ở Thái Lan mua súng không khó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.