HUYẾT CHIẾN BẠCH ĐẰNG - Trang 159

từ đó tiến vào Vân Đồn qua Cửa Lục và Bạch Đằng giang ngược về Vạn
Kiếp. Tới đây Quốc công dừng lại nhìn mọi người.

Chiêu Minh vương Trần Quang Khải hỏi:

- Theo dự liệu của anh Quốc Tuấn thì các mũi tiến quân của giặc đều

hướng về Vạn Kiếp. Vậy có phải anh cho ý đồ của giặc lần này quyết chiếm
Vạn Kiếp rồi lấy đó làm căn cứ đầu cầu để chúng tỏa đi khắp nơi?

Trần Thánh tông cũng hỏi:

- Không thấy anh Quốc Tuấn nói giặc đánh chiếm Thăng Long. Vậy

lần này có thể Thăng Long phi chiến địa chăng.

Hưng Đạo vương có ý chờ mọi người hỏi tiếp rồi ông giãi tỏ mọi việc

luôn thể.

Vua Nhân tông cũng hỏi:

- Bá phụ dự liệu đường tiến binh của giặc như vậy có nghĩa rằng lần

này giặc quyết chiếm Vạn Kiếp. Ai cũng biết Vạn Kiếp giữ vị trí chiến lược
trọng yếu, vậy chớ nếu ta bỏ Vạn Kiếp thì phòng tuyến chiến lược của ta là
vùng nào?

Thấy các câu hỏi đều xoay về một ý, và cùng có vẻ băn khoăn, Hưng

Đạo liền nói:

- Tâu thượng hoàng, tâu quan gia, về các đường tiến quân của giặc lần

này không khác mấy so với lần trước, bởi vào đất ta hiện nay chỉ có bằng ấy
con đường, duy có điều khác là lần này giặc coi trọng về quân thủy nên có
một mũi tiến binh rất lớn bằng đường biển. Cuộc chiến năm Ất Dậu ta phản
công giặc vào mùa mưa lụt lại đúng lúc triều cường nên giặc bị động, với
địa thế nước ta sông ngòi chằng chịt, mùa lụt mỗi bước đi là phải dùng đến
thuyền, bè nhưng giặc lại không có thuyền thành thử các trại giặc đều bị cô
lập, khi ta tiến công chúng không thể ứng cứu cho nhau được. Để phá thế cô
lập ấy, lần này giặc dùng quân thủy và thuyền chiến với số lượng khá lớn.
Vậy giặc phải chiếm cái địa bàn xung yếu vào bậc nhất của ta để cho quân
thủy của chúng làm chủ. Vì thế, nhất thiết giặc phải chiếm Vạn Kiếp, nếu
không đám quân thủy ấy phải trụ ở Vân Đồn. Quân thủy của giặc trụ ở Vân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.