- Chính ta cũng đang lo mặt nam, vua Thánh tông nói.
Vua Nhân tông hết nhìn cha, nhìn chú và nhìn bác thấy gương mặt
mọi người đều bình thản, vua tự biết vận nước chưa có gì đáng ngại, ngài
bèn lên tiếng:
- Tâu phụ hoàng, thưa bá phụ và thúc phụ, con thấy mặt nam yên tĩnh
lắm. Gần đây con đã có thư cho quốc vương Chế Mân nói rõ người Nguyên
lại sắp đánh Đại Việt và ngỏ ý kết thân.
Chúa Chiêm phúc đáp rằng ông ta không thể quên khi Toa-đô sắp
đem quân đánh Trà Bàn, Đại Việt đã giúp binh, giúp mưu, nhờ thế mà nước
Chiêm Thành đứng vững, còn Toa-đô bị rơi đầu trước cửa Hàm Tử của Đại
Việt, ơn ấy nước Chiêm Thành sao có thể quên được. Dù Hốt-tất-liệt có dụ
dỗ, có đe dọa Chiêm Thành cũng không nao núng. Vua Chiêm từ khi còn là
thái tử đã biểu lộ tư cách của một người dũng lược, một bậc anh hùng. Vậy
mặt nam có thể tạm yên. Còn dân chúng trong các vùng Hoan, Ái giặc chỉ
lướt qua như một cơn bão nhẹ, nay đã hồi phục, đời sống không có gì đáng
ngại. Tinh thần đang phấn chấn, trai tráng nô nức đầu quân. Nơi thôn dã
làng nào cũng có đội hương binh, đang luyện tập ráo riết. Nhiều thôn làng
còn lập các đội bạch đầu ông (đội quân tóc bạc). Dạ, đây là những người già
tự nguyện để làm gương cho con trẻ, trong mỗi đội bạch đầu ông thường có
một hai người đã từng ở trong quân ngũ, từng đánh giặc Thát, có người
tham gia từ cuộc chiến năm Đinh Tỵ kia. Dạ, còn thế nước hiện nay đang
nổi, quân dân đều hăng hái, tin tưởng ở triều đình chứ không e sợ giặc như
hồi chúng sắp vào cõi trước năm Ất Dậu.
- Vậy thế là yên tâm được mặt nam, thượng hoàng nói. - Nhưng còn
mặt bắc ta lo đối phó thế nào, kể cả mưu giặc ra sao, dò la được đến đâu,
thái sư và quốc công cho biết. - Quan gia đi vắng, ta cũng hơi quan ngại,
nên cho triệu quốc công và thái sư đến để hỏi han công việc, may con về
đúng lúc. Vậy ta bắt tay vào việc đi.
Thái sư Trần Quang Khải nói ngay:
- Thế nước đang nổi vì lòng dân đang hào hứng vừa lo làm ăn cày
cấy, vừa lo tập luyện để hễ giặc vào là đánh. Các việc này là dân tự lo vì đã