HUYNH ĐỆ - Trang 882

HUYNH ĐỆ

Dư Hoa

www.dtv-ebook.com

Vĩ Thanh

Thấm thoát đã ba năm trôi qua, người ra đi kẻ ra đời. Ông Lão Quan

mài kéo đã ra đi. Ông Trương thợ may cũng ra đi. Nhưng trong ba năm ba
cháu nhỏ họ Quan và chín cháu nhỏ họ Trương đã ra đời. Thị trấn Lưu
chúng tôi sáng mặt trời mọc, tối mặt trời lặn đời đời vẫn thế.

Không ai biết cái chết của Tống Cương đã để lại dấu ấn gì trong lòng

Lâm Hồng, chỉ biết chị đã xin thôi việc ở Xưởng dệt kim, lại dọn khỏi ngôi
nhà gác trước kia. Bằng số tiền phúng viếng của bữa tiệc đậu phụ, chị mua
một ngôi nhà mới, ở một mình, sáu tháng trời cứ ở lì trong nhà, rất ít đi ra
ngoài. Dân chúng thị trấn Lưu hiếm lắm mới nhìn thấy chị, có nhìn thấy
cũng chỉ là một khuôn mặt có vẻ lạnh lùng. Dân chúng bảo, chị có vẻ mặt
bà goá. Chỉ có rất ít người cẩn thận tỉ mỉ mới nhận ra sự thay đổi của chị.
Những người này nhận xét chị ăn diện càng ngày càng mốt, càng ngày càng
sang, toàn đồ xịn. Sau khi để không nửa năm trời, Lâm Hồng đã bắt đầu
xuất đầu lộ diện tại ngôi nhà cũ ngày xưa, chấm dứt đời sống ẩn dật của
chị, lại trở về trong tầm nhìn của dân chúng thị trấn Lưu. Sau khi tu sửa
trang trí lại, ngôi nhà cũ đã biến thành cửa hiệu làm đầu, chị đứng ra làm bà
chủ. Cửa hiệu làm đầu của Lâm Hồng từ đó trở đi, âm nhạc xập xình, đèn
nê ông nhấp nháy, làm ăn buôn bán càng ngày càng sầm uất. Cánh nam giới
thị trấn Lưu chúng tôi khi đến cửa hiệu của Lâm Hồng, không gọi cái từ
ngữ quê mùa "cắt tóc", anh nào cũng gọi theo mốt Tây "làm đẹp mái tóc".
Những ai ngày thường nói năng thô lỗ, cũng không nói "cắt tóc". Họ bảo:
"Mẹ kiếp, làm đẹp mái tóc một phát".

Thời gian này, Chu Bất Du của cửa hàng điểm tâm bên kia phố vẫn

tuyên bố: Trong vòng ba năm phải mở một năm cửa hàng điểm tâm liên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.