HUỲNH MẪN ĐẠT - NHÀ THƠ VIỆT NAM - Trang 4

Bùi Thụy Đào Nguyên

Huỳnh Mẫn Đạt - nhà thơ Việt Nam

Phần I

Đọc câu “Lửa hồng Nhật Tảo…”

Nhớ nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt

I.Huỳnh Mẫn Đạt - nhà thơ Việt Nam (1807 - 1883)

Quê ông ở làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định ( nay thuộc TP.
HCM ); có sách cho rằng ông là người ở Rạch Giá - Kiên Giang.
Ông đỗ Cử nhân khoa Tân Mão (1831), làm quan dưới thời Tự Đức: Án Sát
Định Tường; Tuần phủ Hà Tiên, Tuần phủ Châu Đốc…

Ông không những là một vị quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước mà
ông còn là người nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai; là bạn tâm giao
của Bùi Hữu Nghĩa (nhà thơ yêu nước 1807 – 1872. Vỡ tuồng Kim Thạch
kỳ duyên của nhà thơ họ Bùi này, có phần đóng góp của ông)

Năm 1861 giặc Pháp tấn công Định Tường, Huỳnh Mẫn Đạt cùng binh sĩ ra
sức giữ thành mà không nổi. Ông đành lánh về Kiên Giang và sống ở đó
đến cuối đời.

II.Nhiều sách văn học viết vào thời kỳ này đều có chung nhận xét là

:


Huỳnh Mẫn Đạt là một trong những cây bút “chiến đấu” trong hàng ngũ
những nhà thơ yêu nước ở Nam Bộ thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc.
Ông góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường
(Tôn Thọ Tường là tay sai cho Pháp, nhưng tự cho mình là người thức thời,
là người trung thành với Triều đình nhà Nguyễn; tự ví mình như “Tôn phu
nhân quy Thục”, “Từ Thứ quy Tào” ở trong thơ. Tường đã bị Phan Văn Trị
, Huỳnh Mẫn Đạt cùng một số nhà thơ yêu nước khác họa thơ đập lại ).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.