IKIGAI - ĐI TÌM LÝ DO THỨC DẬY MỖI SÁNG - Trang 128

cú sốc và duy trì trạng thái cũ; nhưng cải thiện nghịch cảnh khiến trạng
thái đó mạnh mẽ hơn.”

Các tình huống thảm họa và nghịch cảnh chính là lời giải thích tốt

nhất về khả năng cải thiện nghịch cảnh. Năm 2011, một cơn sóng thần
tấn công vùng Tohoku của Nhật Bản, gây thiệt hại to lớn cho hàng chục
thành phố và thị trấn dọc theo bờ biển, nổi tiếng nhất là Fukushima.

Hai năm sau thảm họa, khi tới thăm khu vực bờ biển bị ảnh hưởng

bởi sóng thần, chúng tôi phải mất hàng giờ lái xe qua những con đường
cao tốc bị nứt toác và gặp hết trạm xăng bỏ không này tới trạm xăng bỏ
không khác, chúng tôi đi qua một vài thị trấn ma nơi các con đường
ngổn ngang những căn nhà đổ nát, hàng đống xe cộ hư hỏng và ga tàu
bỏ hoang. Những thị trấn đó là những không gian hỗn độn bị chính phủ
quên lãng và không thể tự phục hồi.

Những nơi khác, như Ishinomaki và Kesennuma, cũng bị thiệt hại

lớn nhưng đã được xây dựng lại trong vòng vài năm, nhờ vào nỗ lực
của nhiều người. Người dân Ishinomaki và Kesennuma đã cho thấy họ
kiên cường đến mức nào ở khả năng phục hồi sau thảm họa.

Trận động đất gây ra sóng thần cũng ảnh hưởng đến nhà máy điện

hạt nhân Fukushima. Các kỹ sư của Công ty Điện lực Tokyo làm việc
tại nhà máy đã không được chuẩn bị để phục hồi sau thảm họa đó. Cơ
sở hạt nhân Fukushima vẫn đang trong tình trạng khẩn cấp và sẽ tiếp
tục như thế trong nhiều thập kỷ tới. Nó là minh chứng cho sự bất ổn nội
tại khi phải đối mặt với một thảm họa chưa từng có.

Giờ hãy cùng xem chúng ta có thể áp dụng khái niệm này như thế

nào vào cuộc sống hằng ngày. Làm thế nào để có thể cải thiện nghịch
cảnh tốt hơn?

Bước 1: Tạo dự phòng

Thay vì chỉ trông chờ vào một nguồn lương duy nhất, hãy thử tìm

cách kiếm tiền từ sở thích của bạn, từ công việc khác hoặc bằng cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.