Wabi-sabi là một khái niệm của Nhật Bản diễn tả vẻ đẹp của bản chất
ôn hòa, dễ thay đổi và không hoàn hảo của thế giới xung quanh chúng
ta. Thay vì tìm kiếm vẻ đẹp trong sự hoàn hảo, chúng ta nên tìm kiếm
nó trong những thứ không hoàn hảo, thiếu hoàn chỉnh. Đấy là lý do tại
sao người Nhật ưa chuộng, chẳng hạn như, một tách trà không đều hoặc
bị nứt. Chỉ những thứ không hoàn hảo, không hoàn chỉnh và phù du
mới thực sự đẹp, bởi chỉ những thứ đó mới giống với thế giới tự nhiên.
Một quan niệm nữa của người Nhật được gọi là ichi-go ichi-e (Nhất
kỳ nhất hội), có thể hiểu là “Khoảnh khắc chỉ tồn tại ngay lúc này, và sẽ
không bao giờ trở lại”. Câu nói này được nhắc đến thường xuyên nhất
trong mỗi buổi họp mặt như một lời nhắc nhở rằng: Mỗi cuộc gặp gỡ -
dù là với bạn bè, gia đình hoặc người lạ - là duy nhất và sẽ không bao
giờ lặp lại, thế nên đừng chìm đắm bản thân trong những muộn phiền
về quá khứ hoặc tương lai.
Khái niệm này thường được sử dụng trong các nghi lễ trà, thiền và
võ thuật Nhật Bản, tất cả đều nhấn mạnh vào tính hiện tại của khoảnh
khắc.
Ở phương Tây, người ta đã quen với sự trường tồn của các tòa nhà và
thánh đường bằng đá ở châu Âu, đôi khi chúng khiến chúng ta có cảm
giác không có gì thay đổi, khiến chúng ta quên mất sự trôi đi của thời
gian. Kiến trúc Hy Lạp - La Mã yêu thích sự đối xứng, đường nét sắc
sảo, mặt tiền hùng vĩ, và các tòa nhà cùng tượng các vị thần thì tồn tại
hàng thế kỷ.
Ngược lại, kiến trúc Nhật Bản không cố gắng để trở nên hùng vĩ hay
hoàn hảo, bởi nó được xây dựng theo tinh thần wabi-sabi. Truyền thống
xây dựng các kiến trúc từ gỗ hàm ý sự vô thường cũng như sự cần thiết
phải được các thế hệ tương lai tái thiết. Văn hóa Nhật Bản chấp nhận
bản chất tự nhiên của con người và mọi thứ chúng ta tạo ra.
Chẳng hạn, Thần cung Ise được trùng tu 20 năm một lần trong suốt
nhiều thế kỷ. Điều quan trọng nhất không phải là duy trì tòa nhà qua
nhiều thế hệ, mà là gìn giữ phong tục và truyền thống - những điều có