và Kitô giáo vẫn có chung một thủy tổ là Abraham, có chung một Thánh
kinh là những lời Thiên chúa trong Cựu ước. Nếu phải lựa chọn một bên là
những người kitô giáo, và một bên là những người thuộc những đức tin
hoàn toàn khác biệt, như Hồi giáo, Ấn độ giáo hay Phật giáo, thì tất nhiên,
người Do-Thái dầu sao cũng thấy mình gần gũi với những người kitô giáo
nhiều hơn. Ngược lại, mặc dầu người Do-Thái phủ nhận tánh cách cứu
chuộc của đấng Giêsu Kirixitô, mà những kitô hữu cho rằng đúng thiệt ngôi
hai Thiên chúa xuống thế làm người, thì những kitô giáo hữu cũng vẫn có
chung với Do-Thái giáo hữu một căn bản và một nguồn đức tin, đó là sự
mặc khải của Yahvé được ghi chép rành mạch trong Cựu ước.
Tân ước, nghĩa là cuộc đời và những lời truyền đạo của Giêsu Kitô,
nếu không có Cựu ước, thì không còn là Thánh kinh, vì nó không có căn
bản và mất gốc. Sự liên hệ này cực lớn, và sở dĩ không một kitô giáo hữu
nào phủ nhận được, là vì còn những lời tiên tri và các sấm truyền, nói trước
về cuộc đản sanh và đời của đức Kitô.
Cựu ước có thể không có Tân ước, nghĩa là một cuộc hành trình có thể
còn coi là đang được diễn tiến, và đám người lữ hành còn đang đi trên con
đường thiên lý nơi sa mạc, nhưng Tân ước không thể không có Cựu ước
được, bởi lẽ một đoàn người mà không rõ mình đã khởi hành từ nơi đâu, đã
đi qua những nơi nào rồi, thì cuộc hành trình đó chỉ là giả tạo.
Chi tộc Do-Thái trong nhân loại
Tuy nhiên, dân Do-Thái không phải là tất cả Cựu ước. Và đây chính là
điểm quan trọng, vừa liên quan đến nguồn gốc phức tạp của người Do-
Thái, vừa là một nguyên ủy chia rẽ giữa những người của Cựu ước và
những tín đồ của Tân ước.
Kể từ Noé tới Abraham, theo như lịch sử của dân Do-Thái ghi chép
bằng tiếng Hébreu, thì dân số trong vùng được Thiên chúa dành cho
Abraham chỉ là một nhóm nhỏ, trong một nhân loại đã đông đúc lắm rồi.