không giống một thứ luật pháp nào của tất cả các vương quốc dưới ánh mặt
trời. Dân tộc này bất tuân cả những sắc lệnh của nhà vua. Để bảo vệ những
gì đang có và quyền lợi của đất nước, cần phải tận diệt họ đi ». Vua
Assuérus nghe lời Aman, tháo chiếc nhẫn mang ở ngón tay ra, trao cho
Aman và bảo : « Ta trao cho ngươi dân tộc đó. Ngươi muốn làm gì họ thì
làm ».
Từ sau thời kỳ này, dân Israël bị các vua chúa, các dân tộc khác, khắp
nơi, tấn công ác liệt, giết chóc khủng khiếp và khiến cho dân Israël phải
phân tán và ly tan ra thành nhiều nhóm nhỏ. Đành rằng sau thời kỳ bị
khủng bố, dân Israël còn cố tranh đấu để ngoi lên lập quốc trở lại, tập hợp
trở lại tại Micpa, đánh những trận lớn ở Judée, ở Syrie, do Judas lãnh đạo
(trận Emmaüs nổi tiếng nhất trong giai đoạn này). Sau các đời vua
Antiochus, rồi Dimétrius, dân tộc Do-Thái ký thỏa-ước với dân La-Mã. Bị
dân tộc Hy-Lạp áp chế quá mức, Do-Thái muốn liên minh với La-Mã để
thoát khỏi gông cùm của Hy-Lạp. Nhưng quân đội Hy-Lạp vẫn mạnh hơn,
thời đó, Judas Maccabée chết, Jonathan trở nên người lãnh đạo của dân Do-
Thái.
Trước sự kềm kẹp tứ phía, Jonathan dẫn dàn Israël vượt lại sông
Jourdain, bỏ hết các đất đai đang chiếm cứ. Sau trận chiến Bethbasi,
Jonathan mang lại cho dân Do-Thái được một thời yên ổn. Lịch sử Do-Thái
tới đây viết : « Và đao kiếm ngừng nghỉ tại Israël, Jonathan ngự trị tại
thành Machmas và phân xử dân Israël, triệt hạ tất cả những kẻ tội lỗi và
hỗn láo với Thiên chúa ».
Sau đời Jonathan, tới Simon. Dân Israël bị người Ả-rập tấn công mãnh
liệt. Các trận chiến diễn ra đẫm máu tại Galaaditide, rồi Karnion. Thấy dân
Do-Thái liều chết giữ đất, vua Antiochus V liền mở hòa nghị với Do-Thái,
tại thành Bethsour. Được ít lâu sau, Nikanor lại tiến đánh Israël, định phá
đền thờ của Yahvé. Nhưng Nikanor bại trận, và bị cắt đầu treo ở cổng thành
gọi là Citadelle.