Suốt giai đoạn sau đó, dân Israël ngày một bị đẩy lui về những khu
vực hẹp nhỏ dần, tuy vẫn sống rải rác lẫn với các dân tộc khác.
Lịch sử thời kỳ chinh phạt và suy sụp này của dân Israël còn được
những sử gia Do-Thái ghi lại rất dài bằng tiếng Hébreu, nhưng hầu hết chỉ
là những chi tiết nội bộ.
Điều đáng nói, là từ giai đoạn Tân ước trở đi, người Do-Thái không
còn một thủ đô, một quân đội như trước nữa. Mà dân Israël phải sinh sống
lẫn lộn với các dân tộc khác, và chịu tuân theo các luật pháp của xứ mà họ
sanh sống. Cũng vì lý do đó mà tới thời đầu Tân ước, cha của Giêsu là Giu-
se và mẹ là Maria phải tuân theo lệnh kiểm kê dân số do vua Hêrôđê ban
hành, mà đi tới nơi sanh quán là Betlem, xứ Judêa. Nơi đây, chúa Giêsu ra
đời, và thời kỳ Tân ước bắt đầu cho những người kitô giáo. Cũng vì lý do
trên mà khi đưa chúa Giêsu ra làm tội, đóng đinh trên cây thập giá, người ta
cũng đóng đinh trên đầu cây thập tự một bản án, viết bốn chữ JNRI, có
nghĩa là : « Tên này là Giê-su, vua Do-Thái ».
Khi đám quân lính của Philatô lột áo Chúa Giêsu ra, khoác vào thân
của người một tấm vải đỏ sặc sỡ, chúng bện một vòng triều thiên bằng gai
đội lên đầu người, nhét một cây gậy vào tay phải người, rồi chúng quì gối
trước mặt Giêsu mà nhạo báng rằng : « Vạn tuế vua Do-Thái ».
Khi Philatô trước đó có hỏi cung Chúa Giêsu, thì câu hỏi chỉ vỏn vẹn
có như sau : « Phải chăng ông là vua Do-Thái ? » Và Chúa Giêsu đáp rành
mạch : « Phải, ngài nói đúng ».
Chúa Giêsu là người Do-Thái, điều này không còn lầm lẫn sai trật gì
được. Nhưng trong đám người hành tội và đóng đanh chúa Giêsu, cũng có
cả những người Do-Thái, vì họ không công nhận rằng Giêsu thành
Nazareth lại có thể là vua của dân tộc Israël.
Duyệt lại nguồn gốc của người Do-Thái, chúng ta thấy điều quan
trọng sau đây :
Vùng đất Palestine, Jérusalem được dân Do-Thái coi là xứ sở mà
Thiên chúa đã ban cho họ để sanh sống đời đời, không ai có quyền cướp