CHƯƠNG IV : SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT TỔ QUỐC
MANG TÊN LÀ SION
Bị khủng bố gay gắt tại Âu châu bởi các ý thức hệ quốc gia, đám
người Do-Thái đã phải nhiều lần di cư liên tiếp, xứ này qua nước khác, để
rồi sau rốt đi tới việc ý thức rành mạch rằng muốn tồn tại, phải có một
mảnh đất để làm tổ quốc của mình.
Trong suốt thế kỷ 18 và 19, giữa những thời kỳ gai lửa và máu lệ,
người Do-Thái đã nghĩ tới việc trở về sanh sống tại Palestine. Mỗi ngày ba
lần, người dân Do-Thái nào cũng đọc kinh cầu nguyện xin Thiên chúa sớm
phục hồi lại xứ Palestine cho dân tộc của Ngài. Và thánh kinh của người
Do-Thái cũng nói rõ lời tiên tri là sẽ có một đấng cứu thế, tập hợp tất cả
người Do-Thái lại, và đưa dẫn họ trở về Palestine, nơi đất mà Chúa đã hứa
cho con cháu Abraham và Isaac.
Hai thế kỷ liên tiếp đã chứng kiến niềm hy vọng mãnh liệt của người
Do-Thái, là được cùng nhau trở lại cố quốc, và hàng ngày gặp nhau, câu
nói được trao đổi nhiều nhứt với nhau là « Năm tới, sẽ gặp nhau tại
Palestine ».
Một tinh thần quốc gia thành hình dần dần và được phát triển nhanh
chóng, nhờ đức tin ở thánh kinh và những cuộc thử lửa, gai khổ, hàng ngày,
trong cuộc sống lang thang, bị xua đuổi và kỳ thị khắp nơi.
Một tổ chức trong hàng ngũ Do-Thái được thành lập, được sự lãnh đạo
tinh thần của Achad Haam. Tổ chức cơ bản của quốc gia Do-Thái này được
mệnh danh lúc đầu bằng một tên rất khiêm nhường là « Hội những người
bạn của Sion ». Tổ-chức này đặt nền móng lần lần tại những nơi tập trung
người Do-Thái ở Huê-Kỳ (1800), rồi ở Anh-Cát-Lợi (1804), ở Nga (1882)
vân vân… Mùa hè năm 1882, một nông trại Do-Thái đầu tiên được thành
lập tại Palestine, và được toàn thể người Do-Thái gọi bằng mộ danh hiệu
kính cẩn là Rischon-le-Zion (khởi điểm của Israël). Tại Pháp khi đóng góp