2) Nhân viên bán hàng.
3) Khách hàng.
Những hoạt động liên quan đến việc mua bán:
1) Nhân viên bán hàng đưa khách hàng tham quan phòng trưng bày.
2) Khách hàng chọn lựa một xe hơi.
3) Khách hàng đặt hóa đơn.
4) Khách hàng trả tiền.
5) Chiếc xe được trao cho khách hàng.
Mỗi vấn đề được chia ra thành nhiều yếu tố, được gọi là các Đối tượng (Objects) hoặc các
Thực thể (Entities). Chẳng hạn như ở ví dụ trên, khách hàng, xe hơi và nhân viên bán
hàng là những đối tượng hoặc thực thể.
Lập trình viên luôn luôn cố gắng tạo ra những kịch bản (scenarios) thật quen thuộc với
những tình huống đời sống thực. Bước thứ nhất trong đường hướng này là làm cho máy
tính liên kết với những đối tượng thế giới thực.
Tuy nhiên, máy tính chỉ là một cỗ máy. Nó chỉ thực hiện những công việc được lập trình
mà thôi. Vì thế, trách nhiệm của lập trình viên là cung cấp cho máy tính những thông tin
theo cách thức mà nó cũng nhận thức được cùng những thực thể như chúng ta nhận thức.
Đó chính là lãnh vực của kỹ thuật hướng đối tượng. Chúng ta sử dụng kỹ thuật hướng đối
tượng để ánh xạ những thực thể chúng ta gặp phải trong đời sống thực thành những thực
thể tương tự trong máy tính.
Phát triển phần mềm theo kỹ thuật lập trình hướng đối tượng có khả năng giảm thiểu sự
lẫn lộn thường xảy ra giữa hệ thống và lãnh vực ứng dụng.
Lập trình hướng đối tượng đề cập đến dữ liệu và thủ tục xử lý dữ liệu theo quan điểm là
một đối tượng duy nhất. Lập trình hướng đối tượng xem xét dữ liệu như là một thực thể
hay là một đơn vị độc lập, với bản chất riêng và những đặc tính của thực thể ấy. Bây giờ
chúng ta hãy khảo sát những hạn từ ‘đối tượng’ (object), ‘dữ liệu’ (data) và ‘phương thức’
(method).
Có nhiều loại đối tượng khác nhau. Chúng ta có thể xem các bộ phận khác nhau trong một
cơ quan là các đối tượng. Điển hình là một cơ quan có những bộ phận liên quan đến việc
quản trị, đến việc kinh doanh, đến việc kế toán, đến việc tiếp thị … Mỗi bộ phận có nhân
sự riêng, các nhân sự được trao cho những trách nhiệm rõ ràng. Mỗi bộ phận cũng có
những dữ liệu riêng chẳng hạn như thông tin cá nhân, bảng kiểm kê, những thể thức kinh
doanh, hoặc bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến chức năng của bộ phận đó. Rõ ràng là một
cơ quan được chia thành nhiều bộ phận thì việc quản trị nhân sự và những hoạt động
doanh nghiệp dễ dàng hơn. Nhân sự của cơ quan điều khiển và xử lý dữ liệu liên quan đến
bộ phận của mình.
Chẳng hạn như bộ phận kế toán chịu trách nhiệm về lương bổng đối với cơ quan. Nếu một
người ở đơn vị tiếp thị cần những chi tiết liên quan đến lương bổng của đơn vị mình, người
ấy chỉ cần liên hệ với bộ phận kế toán. Một người có thẩm quyền trong bộ phận kế toán sẽ