ghét những người ở nể mà không làm việc .
( Theo Quốc triều chính biên )
Sự cấm đạo
Từ khi Minh Mạng lên ngôi, nhà vua đã có ý không cho người ngoại quốc
vào giảng đạo ở trong nước. Đến năm Ất Dậu ( 1825 ) có chiếc tàu Thétis
vào cửa Đà Nẳng, có một giáo sỉ tên là Rogerot đi giảng đạo các nơi, Minh
Mạng lúc ấy mới có dụ cấm đạo. Trong dụ nói rằng:
- Đạo phương Tây là tà đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục,
cho nên phải nghiêm cấm để khiến người ta phải theo chính đạo.
Nhà vua sai tìm bao nhiêu giáo sỉ ở trong nước đem cả về Huế để dịch những
sách Tây ra chữ Việt Nam, chủ ý không phải vì việc dịch sách, mà là để cho
họ khỏi đi giảng đạo ở hương thôn.
Tuy đã ngăn cấm nhưng vẫn có người đi giảng đạo, Minh Mạng lại ra dụ lần
nữa, truyền cho dân bên giáo phải bỏ đạo, ai bắt được giáo sỉ thì được
thưởng. Năm ấy, có một giáo sỉ bị xử giảo, nhiều nơi cũng rối loạn vì sự bắt
đạo và cấm đạo.
Năm 1835, khi thành Phiên An do Lê Văn Khôi tử thủ để chống quân triều
đình bị dẹp tan, trong 6 thủ phạm phải đóng củi giải về Huế, có một linh mục
người Pháp là Marchand ( cố Du ), một người khách tên là Mạch Tấn Giai và
đứa con của Khôi mới lên 7 tuổi.
Đến khi về Huế thì ông Marchand và 5 người kia đều phải tội lăng trí.
Sự giết đạo càng dữ dội hơn sau vụ Lê Văn Khôi. Nhà vua một mặt cấm đạo,
một mặt ban những huấn điều để khuyên dân giữ lấy đạo chính, nhưng vẫn
không ngăn cấm được, chỉ khổ dân tình mà thôi. Các giáo sĩ bấy giờ cứ một
niềm liều chết đi truyền đạo giáo cho được, có người phải đào hầm ờ dưới
đất hàng mấy tháng để truyền đạo.
( Theo Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim )