( Nghĩa là : Nghìn năm gặp một, có vua ấy, có tôi ấy.
ý Cao Bá Quát muốn nói có ông vua tài giỏi ( như Tự Đức ) thì mới có người
bề tôi tài giỏi ( như Cao Bát Quát ).
Tữ Đức rất hài lòng về câu đối này. Tuy nhiên nhà vua đã không lường hết
được những chỗ thâm thúy của vế đối, vì câu này còn có thể hiểu theo nghĩa
khác:
Có ông vua Tự Đức thì cũng có người bề tôi như Cao Bá Quát để đối chọi lại
( theo ý " vỏ quít dày, móng tay nhọn " ) và đó cũng chính là cái ý lắt léo củ
họ Cao.
LỜI KHAI CỦA CAO BÁ QUÁT
Vua Tự Đức sai Phan Văn Nhã dự thảo bài văn Ngọc Diệp. Nhã thảo xong,
làm tiệc mời các quan đến dự, giở bài Ngọc Diệp đưa cho Thượng Thư Võ
Phạm Khải cũng cậy mình có văn tài, chê văn của Nhã. Nhân rượu say, hai
bên cãi nhau, Khải bảo:
- Văn như thế chó cũng làm được.
Vì thế thành ra ấu đả. Việc đến tai vua, vua vời Cao Bá Quát vào hỏi chuyện
đã xảy ra. Ông khai :
- Bất tri ý hà, lưỡng tương đấu khẩu, bỉ viết cẩu, thử viết cẩu. Bỉ thử giai cẩu,
dĩ chí tương ẩu, thần khủng phệ thần hoàng thần tẩu
( Không biết ý làm sao, hai bên cãi nhau, bên kia bỏa chó, bên này bảo chó.
Hai bên đều chó, rồi đến đánh nhau, tôi sợ cắn tôi, tôi hoảng tôi chạy)
( Nam Phong , số 147 )