vốn ưa làm loạn nhân thể cũng nỗi lên. Hưởng thái bình đã lâu ngày, dân
không biết chiến đấu, canh thành giữ chốt nào được mấy người?
Khiến đất nước đầy trộm cướp , trong gian ngoài giặc, chúng cấu kết với
nhau ngày càng tràn lan, chúng đến đâu thì tàn hại như gió bão, thử hỏi biết
cùng ai để bảo vệ bờ cõi của ta huống chi là việc bảo vệ dân ta? Bất đắc dĩ
phải đánh qua loa cho xong chuyện nhưng dân thì ngày càng quấy nhiễu. Để
thôi mệt nhọc, nhân giặc cầu hoà ta đành phải sai sứ cùng chúng bội ước,
những nhà nho lão thành, những đại thần uy vọng đều lấy làm bùi ngùi và
xin đi, rồi chẳng hiểu sao lại quá dễ dãi trong việc thương thuyết mà trở về.
Các triều đã dày công khó nhọc mở mang đất đai tụ họp dân chúng, bỗng
nhiên một sớm thấy giao cho địch, họ đã chọn lấy cái họa nhỏ nên đã dùng
cái chết để khỏi nhục mạng vua, quả như thế chăng? Khiến ta cùng với một
bề tôi thân cận chẳng làm sao hơn, chỉ còn biết nhìn nhau mà nuốt nước mắt,
đành đắc tội với tông miếu và thiên hạ. Kẻ mất chẳng hoàn thành được ý chí
và sự nghiệp, người còn thì đằng đẵng xót thương lo lắng không sao khuây
được. Đó là cái dẫn đến chỗ thảm khốc . Nếu cho rằng đành bỏ cái đã mất để
lo xoay xở cái nguy mới hiện ra, thật không làm như thế thì làm sao giữ được
việc đã qua ? Than ôi, nếu bỏ là có công tất mất là có tội, nếu mất mà chưa
cho là tội thì sao bỏ gọi là công? Hai điều ấy chắc có thể phân biệt được. Kẻ
kia làm mất nay ta thu lại được nên gọi là công, huống hồ kẻ kia làm mất , ta
lại hùa theo mà n bỏ luôn, ôi công sao? Sao có thể đo lường trái đến vậy mà
cho là trí, dối trá như vậy mà cho là công? Những kẻ bàn luận riêng tư còn
cho như thế, nên họ chối bỏ chẳng đoái hoài gì đến nước nhà, thế nên chẳng
lạ gì họ ngày càng uể oải ,trốn tránh do đó chính sự ngày càng phiền phức,
không biết lòng người có từng thổn thức đau đớn hay không? Nhưng không
sáng suốt trong việc biết người ấy là tội của ta, hằng trăm việc không làm
được đều là tội của ta cả, bắt đắc dĩ phải thuận theo quyền mà hành động,
những mong được một phút nghĩ ngơi nhưng thiên hạ từ đó bắt đầu sinh ra
lắm chuyện ...."
( Trích Khiêm Cung Ký - Phan Hứa Thụy dịch)
( 1 ) Vì mắc bệnh này mà vua Tự Đức không có con nối ngôi.