KẺ DỌN RÁC - Trang 147

các yếu tố như thủ đoạn gây án, hung khí gây án, địa điểm vứt xác, đối
tượng sát hại, vị trí sát thương đều không phù hợp với logic tư duy của
người bình thường. Nếu đã không thể giải thích bằng tư duy của người bình
thường thì chúng ta đành phải giải thích bằng tư duy của bệnh nhân tâm
thần."

"Bệnh nhân tâm thần sao?" Trưởng phòng Triệu lẩm bẩm.

Tôi nói: "Đã là bệnh nhân tâm thần thì đương nhiên không thể là công

nhân nhà máy. Hơn nữa đối tượng bị sát hại là người nhặt phế liệu, tôi luôn
cảm thấy rất có khả năng động cơ gây án phải liên quan đến phế liệu. Khi
nãy, các cậu nói một số người phế liệu thường đi xe gắn máy, bởi vậy tôi
cảm thấy các cậu nên đặt trọng điểm vào những người nhặt phế liệu mà đi
xe gắn máy, hơn nữa người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần."

"Nhưng người mắc bệnh tâm thần cũng có thể lái xe gắn máy sao?

Không những biết lái xe mà còn biết đội mũ bảo hiểm khi lái xe nữa chứ?"
Viên cảnh sát điều tra không lý giải được.

Tôi nói: "Đầu tiên, người mắc bệnh tâm thần mà tôi nói có thể không

giống với những bệnh nhân hoàn toàn mất khả năng tư duy như các anh
đang tưởng tượng, có khả năng người đó mắc chứng tâm thần phân liệt gián
đoạn, cũng có khả năng đó là người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực hưng -
trầm cảm, loại bệnh mà lúc bình thường biểu hiện của bệnh không rõ ràng
lắm, chỉ khi bị kích thích thì bệnh mới phát tác mà thôi. Hơn nữa tâm thần
và lái xe máy, đội mũ bảo hiểm là hai việc không hề xung đột với nhau, ví
dụ như vụ án mà chúng tôi đang xử lý ở Vân Thái, tâm thần của nạn nhân
không được bình thường cho lắm, nhưng hàng ngày ông ta vẫn thường
xuyên đội mũ bảo hộ lao động trên đầu."

"Điều đó có nghĩa là không thể lấy đối tượng bệnh nhân tâm thần làm

căn cứ điều tra loại trừ sao?" Viên cảnh sát điều tra hỏi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.