"Do hắn chưa kịp chuẩn bị hay do hắn chỉ đột nhiên nảy ý định giết
người?" Lâm Đào đưa ra phán đoán.
Tôi gật đầu tán đồng: "Chỉ có thể giải thích vậy thôi."
Đối với thi thể nữ giới, các bác sĩ pháp y đều phải dùng tăm bông lấy
mẫu dịch ở đầu vú, khoang miệng, hậu môn, âm đạo. Sau đó chúng tôi tiến
hành xét nghiệm vết tinh dịch khô trên mẫu lấy được."
Kết quả khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên.
"Dương tính yếu sao?" Đại Bảo nói, "Có vết khô của tinh trùng này!
Đây sẽ là bằng chứng có sức thuyết phục nhất!"
"Lạ thật! Bị ngâm nước suốt hai ngày sao vẫn có thể kiểm tra được vết
khô tinh trùng nhỉ?" Trần Thi Vũ thắc mắc, "Mà loại tinh thể dương tính
yếu đó có thể mang đi xét nghiệm ADN được không?"
Tôi cười đáp: "Tôi phải sửa lại lối suy nghĩ của cô về chuyện này mới
được. Rất nhiều người, bao gồm cả các vị lãnh đạo đều ch rằng với một vài
vụ án nào đó chắc chắn sẽ lấy được mẫu ADN và một vài vụ án khác chắc
sẽ không thể lấy được mẫu ADN. Thực ra lối tư duy này hoàn toàn sai lầm.
Có thể lấy được ADN hay không hoàn toàn là vấn đề mang tính xác suất,
chứ không phải vấn đề mang tính tất yếu. Ví dụ một vụ án cưỡng dâm, thi
thể còn mới, điều kiện môi trường khô hanh, vậy thì xác suất lấy được
ADN là rất lớn, nhưng thế cũng không có nghĩa là chắc chắn sẽ lấy được,
bởi nó còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác, ví dụ vụ án xảy ra ở
Vân Thái, khi đó cô chưa đến, vụ án đó rơi vào trường hợp này. Lấy một ví
dụ khác, một vụ án thắt cổ, hiện trường còn sót lại rất nhiều dây thừng,
nhiều người cho rằng đám dây thừng đó chẳng thể gọi là vật chứng, nhưng
chúng ta vẫn có thể tìm thấy ADN của hung thủ rơi rớt trên dây thừng với
xác suất rất nhỏ. Vì vậy chúng ta cần tiến hành việc lấy mẫu sinh vật mang
đi xét nghiệm một cách vô cùng tỉ mẩn, ngay cả việc chúng ta nghĩ không