KẺ DỌN RÁC - Trang 41

chính là những phản ứng chỉ có ở cơ thể còn sống, ví dụ như xuất huyết,
xung huyết, nghẽn mạch, nhai nuốt, phù nề, bầm tím,... Phản ứng sống của
vết thương chủ yếu biểu hiện ở việc vết thương có bầm máu hay không và
bờ vết thương có co rút hay không. Tất cả các thương tích, dù nặng hay
nhẹ, xảy ra ở một cơ thể sống đều có bầm máu và có sự co kéo mô dẫn đến
bờ vết thương co rút và há miệng. Hơn nữa, miệng vết thương thường có
màu đỏ và không bị mất máu ngay cả khi rửa, sở dĩ miệng vết thương có
màu đỏ là bởi sự xuất hiện của hồng cầu trong tổ chức đệm. Còn những
thương tích xuất hiện sau khi chết, miệng vết thương có màu vàng gần
giống với màu da, bờ vết thương không hề co rút, thậm chí gần như khép
kín bởi các sợi chun dưới da đã mất tính đàn hồi."

Tôi lắm lời như vậy chẳng qua vì có ý truyền thụ kiến thức cho cô lính

mới đang đứng bên cạnh. Trần Thi Vũ rất thông minh, thoáng qua đã hiểu ý
tôi nên cô vừa chụp ảnh vừa lắng tai nghe, thỉnh thoảng lại gật đầu ra vẻ
hiểu. Chúng tôi đều cố gắng xóa bỏ cảm giác xa lạ vì mới quen.

Vết thương trên trán của Vương Tú Lê có màu vàng sáp nến, bờ vết

thương chỉ hơi hé, rõ ràng đây là loại tổn thương sau khi chết rất điển hình.

"Chết rồi mà vẫn bị giáng một cú vào trán sao?" Đại Bảo hỏi.

Tôi sờ miệng vết thương nói: "Không những bị giáng một cú, mà cú

này còn không hề nhẹ, phần xương dưới da bị gãy nghiêm trọng. Xem ra,
sở dĩ hung thủ lật thi thể Vương Tú Lê lại là vì muốn giáng cú này." Trước
đây, khi đi giám định hiện trường, chúng tôi từng phán đoán sau khi hung
thủ giết người, hắn đã lật tử thi lại.

"Tại sao hắn lại làm vậy?" Đại Bảo ngơ ngác không hiểu.

Tôi mỉm cười: "Vội gì! Chút nữa phân tích sau!"

Tách da đầu của Vương Tú Lê ra, chúng tôi nhìn thấy xương gáy của

bà gần như vỡ nát hoàn toàn, mô não lộ ra qua khe xương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.