bay, tàu thủy ở nước ta phát triển, họ chính là nguồn thợ điện tay
nghề cao cho các lĩnh vực công nghệ cao.
Nói vậy thôi chứ thực ra những cái mất từ các mạng nhện dây
điện nhiều hơn cái được, cho nên nhiều nước đã ngầm hóa hầu
hết loại dây trong thành phố. Chúng làm xấu đô thị, làm tức mắt
người dân và để ngoại khách coi thường năng lực quản lý, phát triển
đô thị. Mạng nhện dây điện, không có mã bưu điện, số nhà nhiều
nơi đánh tùm lum, rác rưởi, bụi bặm, ruồi muỗi, sự rối loạn giao
thông, trộm cướp... Đó là thực tế chất lượng quản lý, phát triển của
nhiều đô thị nước ta.
Mưa, bão đã không ít lần làm đổ cây, đứt cáp điện, cáp viễn
thông, có những lần điện giật gây chết người đi đường. Có người
đang đi xe máy thì bị dây điện quấn ngang cổ gây tai nạn. Những sự
cẩu thả với dây diện ngoài trời và trong nhà còn làm phát sinh một
số vụ hỏa hoạn, gây thiệt hại lớn về người và của...
Tại sao vẫn còn tồn tại mạng nhện dây điện ở nước ta, trong khi ở
nhiều nước đã ngầm hóa gần hết? Ngầm hóa thì tốn; chăng
mạng nhện như lâu nay thì dễ, nhanh và đỡ tốn. Điều đó ai cũng
hiểu. Nhưng trên đời, có cái gì dễ, nhanh, đỡ tốn mà lại tử tế
không? Không có cái gì có thể tử tế được bằng cách nghĩ và làm
kiểu ăn xổi ở thì, qua loa xong chuyện. Mọi thứ tử tế cần được đầu
tư chất xám, công sức, tiền bạc. Có lẽ, để có một chất lượng cuộc
sống đô thị tốt hơn, người dân sẵn sàng trả tiền để chính quyền
thực hiện các chương trình nâng cấp đô thị.
Đối với việc ngầm hóa dây điện, cáp viễn thông, người phải trả
tiền cho đô thị làm việc đó là các công ty điện lực và viễn thông. Các
công trình hạ tầng ngầm do các đô thị đầu tư thì các doanh nghiệp
có nhu cầu sử dụng phải trả tiền thuê. Giá dịch vụ mà người dân
phải trả có thể cao hơn để bù đắp cho họ, ngược lại, người dân được