KẺ TRĂN TRỞ - Trang 299

Nhưng ở Việt Nam mà không có thói quen đó thì tôi có thể sẽ lao

thẳng vào… bệnh viện. Bởi sẽ đâm phải những người vượt đèn đỏ,
hoặc bị họ đâm.

Đầu năm ngoái, tôi sang Myanmar. Điều ngạc nhiên thứ nhất

là thành phố Yangon đã cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm rồi.
Điều ngạc nhiên thứ hai là tôi không thấy bất kỳ cảnh sát giao
thông nào trên phố trong cả bốn ngày ở đó, mặc dù đã để ý quan
sát. Tôi thắc mắc. Bạn tôi giải thích là do thời tiết ở Myanmar
nóng, cảnh sát giao thông ngồi ở trụ sở cho mát, khi nào mất điện,
đèn giao thông không hoạt động thì họ mới xuất hiện để điều hành
giao thông. Điều đó cho thấy ý thức tuân thủ đèn xanh – đèn đỏ ở
Myanmar rất tốt. Còn ở các đô thị nước ta, vào giờ cao điểm, ở ngã
ba, ngã tư nào cũng có vài ba cảnh sát vất vả điều hành giao thông,
mặc dù đèn xanh – đèn đỏ vẫn hoạt động.

Cả nước có bao nhiêu ngã ba, ngã tư? Cần bao nhiêu cảnh sát

giao thông cho đủ? Sự bất tuân thủ đèn xanh – đèn đỏ và nhiều quy
tắc giao thông khác của người dân dẫn đến hậu quả phải duy trì một
lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp, nhưng trật tự giao
thông vẫn thua những nước lân cận.

Khi thành phố Quy Nhơn (Bình Định) treo băng rôn “Vượt đèn

đỏ chỉ dành cho người ít học” thì dư luận ầm ầm phản đối, bảo nói
như thế là xúc phạm người dân. Theo tôi, không có gì xúc phạm
người vượt đèn đỏ hơn chính hành động của họ. Tuy nhiên, chính xác
hơn thì tấm băng rôn kia cần phải sửa lại là “Vượt đèn đỏ là vô văn
hóa”. Tôi cho rằng những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ
khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc.

Họ làm rối loạn giao thông, gây nguy hiểm cho người khác và

chính họ. Một phần cũng vì họ mà tốc độ ô tô trong các thành phố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.